Avatar's CoQuaiDamTa

Ghi chép của CoQuaiDamTa

[SMA]Tý Đạo, Tý Triết, Tý Tản Mạn Ngôn Ngữ và Đọc Sách(Share Me Anything)

Tự nhiên cảm thấy hứng chia sẻ suy nghĩ trong lòng của mình quá, đành liều viết ra vài dòng cảm Đạo một ngày nhàn tản thứ 7 cuối tuần.

Trước hết là phải cảm ơn đến bác daohoadaochu đã có 1 thread về Đạo Phật làm mình được thỏa cái cơn khát đàm Đạo đã lâu! Có nhiều điều mình muốn viết thêm mà viết ở đó thì lại không hợp chủ đề! Nên đành tạo một Thread mới ở đây! Mình tin rằng Đạo nằm ở Đời Sống, gọn là 1 phong cách sống, mình từ đời sống học được cái hay cái dở. Mình thì không phải là người học theo Đạo Phật theo nhiều nghĩa, nhưng mình vô cùng ngưỡng mộ Đạo Phật, cái đạo Giải Thoát, còn đối với mình kiểu như nó là 1 cái Đạo của Trí Tuệ, một cảnh giới cuối cùng của Tư Duy con người. Mình đến với đạo Phật thì học được nhiều về Trí Tuệ hơn là về mặt giải thoát!

Mà về mặt Trí Tuệ thì, nhiều lúc đọc về Đức Phật mà mình thấy khâm phục đến mức phải sửng sốt tài năng của ông quá, cách ông tư duy, diễn đạt rồi là truyền đạt cho đệ tử, dùng cả ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ, tỉ dụ như câu truyện ông chỉ cầm 1 đóa sen trên tay không nói gì gần cả ngày trời, để các đệ tử tự suy ngẫm lĩnh ngộ, thế mới là không áp đặt. Xấu hổ là, mình lại tham lam tò mò cả các Đạo khác nữa nên không dám nói là thủy chung với Đạo Phật.

Tuy vậy mình luôn sẵn sàng đưa ra quan điểm về Đạo Phật có là khoa học không?  Mình nghĩ là CÓ, theo kiểu định nghĩa khoa học thế này, khoa học nghiên cứu thế giới, vũ trụ, hiện tượng, thế nếu con người là đối tượng của khoa học, thì con người là một phần nội dung của khoa học. Khó mà tách cái phương pháp ra khỏi cái đối tượng để áp dụng phương pháp đó. Thế nên nếu bác nào làm khoa học mà đưa Phật giáo làm đối tượng nghiên cứu, thì Phật giáo không phải là đối tượng của khoa học à? là một phần của sự nghiên cứu khoa học à?

Ở 1 góc độ khác, thì trên thế giới đến giờ đã có không biết nhiêu hội thảo sách báo về điểm tương đồng giữa Khoa Học (nhất là Cosmology và Quantumn Physics) với cả Phật Giáo, google 1 cái thì chắc cả “tỷ” kết quả, nhảm có, mà chất cũng có. Còn trước đó thì các nhà sử gia cũng phải dùng kinh điển để suy xét các sự kiện lịch sử đó các bác ạ!

Trang Châu, đại ca thần tượng của mình, có nói một câu rất hay:”Those who speak do not know, those who know do not speak!”, “Biết thì không nói, Nói thì không biết!” Thế nên, để nói mình là ai làm gì thì mình lại thích câu trả lời của Lê Cát Trọng Lý lắm, trong một Chương trình Bữa Trưa Vui Vẻ, lan man là mình thích Lê Cát Trọng Lý vì thấy cũng kiểu suy tư của Trịnh Công Sơn, mang cho mình bao cảm xúc khi nghe các ca khúc của ông, như mấy câu nghe mãi không hết thích là “Này em trong mỗi con tim nhớ mang quê hương của mình”, rồi “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ!” mỗi khi nghe thấy mình đều thấy tính Đạo(Duyên Khởi và Thường Biến) ở trong đó.

Quay lại em Lý đáng yêu, anh phóng viên hỏi Lý:

“Lý em nghĩ em là người thế nào?”

“Em cũng không biết nữa, mỗi khi em nghĩ, rồi định nghĩa mình là người thế nào, thì em lại thấy em làm điều ngược lại?”, nghe xong Lý trả lời mà mình bật cười khoái trí!

Vì thích Trịnh Công Sơn, lọ mọ thế nào lại đâm đầu phải Thánh Triết Bùi Giáng, vì Trịnh Công Sơn lại mượn ý thơ Bùi Giáng trong một số bài hát của mình, mình nhớ là có câu “Còn 2 con mắt khóc người 1 con” là trong 1 bài thơ của Bùi Giáng, người ta thích Bùi Giáng vì thơ của ông, mình thích Bùi Giáng hơn về kiến thức Triết học và tư tưởng về Đạo của ông, may mà đọc được quyển Tư Tưởng Hiện Đại của Bùi Giáng mình mới hiểu ra được nhiều vấn đề  vì trong quyển này ông phần lớn cũng nói nhảm chém xuyên đông tây cổ kim mà làm mình phải vừa cười vừa phải  đặt câu hỏi và suy tư nghiền nghẫm nhiều, rồi từ đó làm cho mình thích Triết hơn nhiều lắm! Có vài câu thơ mình vô cùng thích của Bùi Giáng như:

Nhân sinh quan:

“Người t vô tn tái sanh

Đi qua trn thế mang tình nhân gian”

Và mục đích sống:

''Gi tri mt git mù sương

Trao v cho đt vô thường co thơm''. Ôi đọc xong mà thấy lòng nhẹ nhàng đến vậy :)

Đạo thì là vậy, từ Bùi Giáng giờ xin tản mạn sang Triết! Mình cũng từng nghĩ Triết là môn học khô khan, nào đâu có ngờ nó lại là nghệ thuật và cách sống, hóa ra Triết học thế giới là vậy! Mà Triết với Đạo gần gũi đến thế, 2 cái dùng để hiểu nhau đến thế! Tìm hiểu mấy cái thập cẩm của các Trường Phái Triết học, hóa ra các bác Triết là như vậy. Vì Khoa Học nói chung, hay vật lý học nói riêng trả lời câu hỏi What? Tức là hiện tượng vận động theo quy luật nào. Còn Triết/Tôn Giáo/ trả lời Why? Tại sao mình ở đây? Tại sao lại là mình? Tại sao bird mình không to bằng thằng bạn thân? Tại sao một em gái mặt xinh mà lại “thủy chung trước sau” thế haha?

Thế nên bao nhiêu nhà khoa học đều phải dựa vào nền Triết làm nền tảng tư duy! Rất đơn giản khi bạn hỏi TẠI SAO là bạn tư duy rồi, tâm lý học cũng đã đề cập đến vấn đề là WHY là câu hỏi rất sâu trong Ý Thức/Tiềm thức mỗi người! Còn hỏi CÁI GÌ là bạn đang quan sát đó! Cái phương pháp lập luận Logic tư duy biện chứng của khoa học thì từ thời Plato thì phải! Lan man nữa là Maslow (Kinh Tế, Tâm Lý) còn đưa ra 1 khái niệm là actualizing person vô cùng giống người giác ngộ trong phật giáo.

Bác nào ghét Triết do bị học Triết học Marxism ở trường Đại Học, thì có thể là các bác chưa xem kỹ bộ Capital do Marx viết (bản gốc), đọc xong bèo bọt cũng phải quý Marx vì cách lập luận và giải quyết vấn đề.  Mà đọc được thì chắc cũng phải có ít ngoại ngữ thủ thế, không đọc lại hiểu nhầm ý người ta nói thì cũng tội.

Thế mới xin nói thêm về Bùi Giáng, về góc đọc ngoại ngữ, ông còn là “cao thủ Ielts” nữa nhé, trình đọc tiếng Anh Tiếng Đức tiếng Pháp tầm 9 đọc Ielts đấy (Hán ngữ thì miễn, các cụ thời đó ai cũng kinh cả), dịch thơ Shakespeare, dịch Heidegger kinh vãi, riêng chỉ đọc mình cũng đã phải vật lộn rồi, đừng nói là dịch thoát được ý ra như thế. Bác nào quan tâm phướng pháp của ông từ tìm hiểu xem ông học ngoại ngữ thế nào mà tài thánh thế chứ đừng tìm hiểu mấy thằng lởm khởm trên mạng cho mất công, toàn thằng Tây vớ vỉn!

Thế nên xin kết lại rằng, nếu ai đã từng trăn trở về ý nghĩa cuộc sống hay gặp một vướng mắc nào đó mà nhiều biện pháp không giải quyết được như kiểu “tôi buồn mà không hiểu vì sao tôi buồn” thì thử dành chút thời gian tìm về nguồn Đạo, Triết xem.  Mà mình khi đọc các sách thể loại này thì kinh nghiệm của những người tiền bối đi trước là, “If you get the fish, drop the trap!” hay là “If you get the message, hang up the phone!”, nôm na là “Đạt được ý, thì quên lời”,  nếu không rất dễ sa đà chủ nghĩa giáo điều !

Viết đến đây cũng thấy cạn ý chả còn biết viết gì nữa, mong các anh em đọc thấy vui thì chia sẻ cùng mình, ai có sách gì hay, trang gì hay hay, ý tưởng góc nhìn gì hay về những vấn đề kiểu tương tự xin chia sẻ.

3036 ngày trước · Bình luận · Loan tin
nongzan , Bazoda3 người nữa
·  

7 bình luận

Viết bình luận mới
Website liên kết