Avatar's daohoadaochu

Ghi chép của daohoadaochu

Bàn về chuyện ăn uống, ăn thế nào cho tốt và có lợi cho sức khỏe

Bàn về chuyện ăn uống, ăn thế nào cho tốt và có lợi cho sức khỏe Cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật Buddha đã giảng rõ điều này trong Vi Diệu Pháp cũng như các bài Kinh khác. Sức khỏe, sắc thân con người (Rūpasamutthāna) bị chi phối bởi 4 yếu tố sau:

1) Sắc do vật thực sinh(thức ăn, nguồn nước) (Āhārajārūpa): Chúng ta chính là cái chúng ta ăn, chúng ta ăn gì vào, nguyên tử, tế bào cơ thể sẽ đi theo chiều hướng ấy, do vâỵ ăn gì và ăn như nào là điều cực kỳ quan trọng.

2) Sắc do tâm sinh(Cittajārūpa): Tâm tuy không có hình tướng nhưng có khả năng tạo ra Sắc Pháp. Nói một cách khác, Tâm Thiện và Tâm Bất Thiện tạo ra những Sắc Pháp tốt đẹp và không tốt đẹp, ta có thể chứng nghiệm điều này khi nhận xét các hiện tướng vật lý thay đổi nơi con người do tư tưởng người ấy thay đổi. Người từ ái hòa nhã nhìn thần thái bao giờ cũng đẹp, và ngược lại.

3) Sắc do thời tiết sinh, Âm Dương (Utujārūpa): Chính là các nguyên tố của hỏa đại(nóng,lạnh). Nóng là Dương, lạnh là Âm. Chúng ta có cả một ngành Đông Y nghiên cứu điều này. Sắc do thời tiết sinh bị chi phối bởi điều kiện khí hậu, môi trường, người ở xứ lạnh có sắc thân khác, người ở xứ nóng có màu da, sắc thân khác.

4) Sắc do Nghiệp sinh (Kammajārūpa): Là Sắc do Nghiệp sanh. Nghiệp là sự chuyển hóa, luân lưu của các hành động Thiện và Bất Thiện trong quá khứ để tạo ra Tâm Quả và Sắc Nghiệp ở hiện tại. Cái này vượt quá sự hiểu biết của khoa học hiện đại, của người đời, nên ta sẽ bỏ qua và không bàn đến. Mà chỉ bàn về 3 điều trước.

Trong thời đại ngày nay, thức ăn, và nguồn nước bị ô nhiễm, càng hiện đại, càng văn minh, thì nguồn nước càng ô nhiễm, thức ăn càng độc hại, do con người luôn MUỐN có ngay kết quả, nên trong việc chăn nuôi, trồng trọt, canh tác, họ luôn đưa những nghiên cứu khoa học vào ứng dụng, có cái tốt, có cái xấu, đi ngược lại tự nhiên và tạo hóa, và kết quả là phát sinh bao loại bệnh tật, người xưa nói: Họa từ miệng mà ra, bệnh từ miệng mà vào. Ăn ngon toàn chất bổ dưỡng, thịt cá, ...dù ngon miệng thật đấy, nhưng chỉ đẹp cái vỏ bên ngoài, cái bên trong thì chứa bao loại bệnh, chỉ chờ đến khi tâm trạng hoặc cơ thể không chịu được, là phát ra ngoài. Bản thân người viết từng ăn như vậy, thôi thì thịt cá đủ điều, món nào ngon bổ dưỡng là ăn không giới hạn, kết quả béo quay, 80kg thịt, mỡ máu, mỡ gan trắng xóa, chỉ số đường huyết khá cao, may mà chưa bị tiểu đường.

Quay trở lại yếu tố thứ nhất. Sắc do vật thực sinh, ăn gì, uống gì cực kỳ quan trọng, khi chúng ta ăn thịt cá quá nhiều, dạ dày sẽ phải tiết ra rất nhiều axit để tiêu hóa chúng, bộ máy tiêu hóa làm việc hết công suất, cơ thể lờ đờ, dã dượi, buồn ngủ, căng da bụng thì trùng da mắt. Ngon cái miệng thì hại cái thân. Đấy là chưa kể việc thịt cá có những chất bảo quản, tanh hôi như nào thì chưa kể đến. Việc chọn thức ăn phù hợp là cực kỳ quan trọng. Vậy ăn gì? Nên ăn như nào? Chẳng nhẽ chúng ta phải bỏ thịt cá và những món ăn yêu thích sao, sau đây là vài lời gợi ý được tổng hợp từ những người bạn lớn của tôi, những người đã có hơn 40, 50 năm ăn uống khoa học thực dưỡng (họ ăn từ lúc 6,7 tuổi), và cơ thể họ hầu như không có bệnh tật gì, ngay cả cảm cúm còn không bị, mặc dù mùa đông họ vẫn đi chân đất ra đồng làm việc. 

- Ăn các thức ăn gần gũi thiên nhiên: như rau củ, gạo lứt, gạo còn nguyên cám, các thức ăn có nguồn gốc từ thực vật được ưu tiên hàng đầu, tất nhiên phải sạch và không có các hóa chất đi kèm. Nghiên cứu kỹ các chất dinh dưỡng của các thức ăn này. Cơ thể cần 3 chất quan trọng là : Tinh bột, Đạm(protein) và Chất béo. Khi chúng ta hạn chế hoặc không ăn các chất đạm có nguồn gốc từ động vật(thịt, cá), thì chúng ta phải bổ sung đạm có nguồn gốc từ thực vật (như đỗ tương, đỗ đen, các loại đậu...), khi chúng ta bỏ cơm trắng(tinh bột không), thì chúng ta phải ăn cơm gạo lứt(vừa tinh bột lại vừa có các chất xơ, đạm...khác để bổ sung), khi chúng ta bỏ chất béo động vật thì chúng ta phải bổ sung chất béo thực vật(dầu mè....các bạn nghiên cứu thêm). Khi đó, mặc dù từ bỏ thức ăn có nguồn gốc từ động vật, chúng ta mới có đủ chất và dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Nếu không am hiểu điều này. Bạn sẽ lại quay lại thói quen cũ. Thiên nhiên cung cấp cho chúng ta thảo dược, cây cỏ, đầy đủ chất dinh dưỡng, vậy thì cần gì chúng ta phải cầu kỳ tạo thêm ra các yêu cầu ăn uống phức tạp khác. 

 - Điều tuyệt vời nữa là: Cơ thể có khả năng tự chữa bệnh, đây là điều mà hàng chục ngàn năm tiến hóa, tạo hóa đã cho chúng ta khả năng tuyệt vời ấy, nhưng chúng ta không hề biết, cứ bệnh 1 tí là chúng ta đi dùng thuốc, hết thuốc này đến thuốc kia, mà không biết rằng, nếu không uống thuốc thì sao?

Tôi có rất nhiều người bạn đã từng nhịn ăn để chữa bệnh: từ 3 ngày, 7 ngày, 10 ngày, đến 40,70 ngày. (Đừng ai bắt chước theo, vì phương pháp này cần thực hành đúng, cả lúc bắt đầu nhịn, và lúc ăn lại phải cực kỳ khoa học, tự áp dụng là gây hậu quả khôn lường), đây là phương pháp dựa trên niềm tin : Cơ thể có khả năng tự điều chỉnh và cân bằng lại, chỉ cần: Ngừng ăn và để nó tực làm việc. Các bạn có thể đọc “Cuốn tuyệt thực đi về đâu” để đọc thêm nguyên lý của nó. Dĩ nhiên cuốn này do một nhà khoa học phương Tây viết ra sau khi thực hành nhịn ăn hàng chục ngày chứ không phải là không có cơ sở khoa học. 

 Điều thứ hai bàn đến là Sắc do tâm sinh(Cittajārūpa) : Thái độ khi ăn cực kỳ quan trọng, hầu hết thời đại bây giờ chúng ta đều ăn và làm các việc khác cùng lúc 

- Vừa ăn vừa nói chuyện, xem tivi, cầm điện thoại, xem cái này cái khác, Người xưa nói : "tâm bất tại yên, thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn, thực nhi bất tri kỳ vị" (Tâm ý không có mặt, thì nhìn mà không thấy, nghe mà không rõ, ăn mà không biết mùi vị) . Khi chúng ta ăn mà không toàn tâm toàn ý cho việc căn, tâm không yên ổn, mà nghĩ việc quá khứ, tính toán việc tương lai, thì tâm không có ĐỊNH, mà tâm tán loạn, tâm tán loạn thì cơ thể tán loạn, cơ thể tán loạn thì cơ thể phát sinh sự bất ổn, bệnh tật cũng từ đó mà ra. Nên khi ăn, nhai thật kỹ, cảm nhận sự nóng lạnh, mềm cứng, nhai thức ăn cho đến khi chúng thành bột nước mới nuốt có mấy cái lợi sau 

+ Tâm an ổn, bình yên, không bị các thứ khác chi phối, không bị quá khứ, tương lai, chuyện này chuyện kia, khi ăn, chỉ là ăn và toàn tâm toàn ý cho việc ăn. Mọi thứ khác gạt sang một bên thì chúng ta sẽ bình yên! 
 
+ Thức ăn được tiêu hóa kỹ, dạ dày cảm ơn ta rất nhiều, vì việc của nó còn lại là rất nhẹ nhàng, bộ máy tiêu hóa tốt

+ Tiết ra rất nhiều dịch vị, nước bọt, bí quyết của việc ăn ngon là đây, khi chúng ta tiết ra nhiều nước bọt, thì ăn gì cũng ngon, nhai kỹ, chính là bí quyết của ăn ngon, chứ không phải ăn gì, khi đó chúng ta sẽ thấy miệng lúc nào cũng ngọt ngào, cả ngày luôn đó.

 Có 4 yếu tố, bạn có thể thay đổi và làm chủ được 2 yếu tố rồi, còn chần chừ gì nữa, thay đổi thói quen ăn uống là bí quyết để có sức khỏe và bình yên. “May hay rủi, hạnh phúc hay đau khổ, thọ hay yểu, thông minh hay đần độn, xấu hay đẹp, thiện hay ác, tất cả đều do ăn uống mà ra. Khi hiểu rõ điều này, ta thấy rằng con người không hẳn là tốt hay xấu mà chỉ có cách ăn uống tốt hay xấu đã tạo ra con người họ”. Người xưa nói vậy đấy!
3026 ngày trước · Bình luận · Loan tin
qsilk , dienmaynguoviet7 người nữa
·  

33 bình luận

  • sửa lại cách dòng ra cho dễ nhìn bác ơi, nhìn một cục đang đọc phải dò lại đọc chỗ nào
     
  • Khi hiểu rõ điều này, ta thấy rằng con người không hẳn là tốt hay xấu mà chỉ có cách ăn uống tốt hay xấu đã tạo ra con người họ”

    Tôi thì cho là do cách dạy dỗ và môi trường tạo ra con người họ. Dĩ nhiên nếu quan niệm đó cũng là ăn uống tinh thần thì đồng ý.
     
    • @goldensea80 : Vâng bài này bàn về ăn uống nên là em nói đến cách ăn uống đúng cách góp phần tạo nên con người, đúng là nó chỉ góp phần với dạy dỗ và môi trường chứ nó không thay thế được dạy dỗ và môi trường. Nhiều khi mình ăn chậm, nuốt kỹ thôi thì thấy tính tình mình cũng thay đổi bác ạ. Trẻ con cũng vậy, ít phải dạy dỗ thêm
       
    • @daohoadaochu Em đang ăn tập thể với mọi người, ăn chậm thì bị chửi là lề mề
       
    • @supersliver : Vậy bác cứ nhai thật kỹ là được, nhai kỹ có rất nhiều cái thú vị, khi thức ăn tan thành nước mới nuốt. Dạ dày khỏe, cơ thể đỡ mệt mỏi bác ạ.
       
  • em phải copy vô word rồi chỉnh cho dễ đọc, cảm ơn anh chia sẻ
     
  • Bàn về chuyện ăn uống, ăn thế nào cho tốt và có lợi cho sức khỏe Cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật Buddha đã giảng rõ điều này trong Vi Diệu Pháp cũng như các bài Kinh khác. Sức khỏe, sắc thân con người (Rūpasamutthāna) bị chi phối bởi 4 yếu tố sau:

    1) Sắc do vật thực sinh(thức ăn, nguồn nước) (Āhārajārūpa): Chúng ta chính là cái chúng ta ăn, chúng ta ăn gì vào, nguyên tử, tế bào cơ thể sẽ đi theo chiều hướng ấy, do vâỵ ăn gì và ăn như nào là điều cực kỳ quan trọng.

    2) Sắc do tâm sinh(Cittajārūpa): Tâm tuy không có hình tướng nhưng có khả năng tạo ra Sắc Pháp. Nói một cách khác, Tâm Thiện và Tâm Bất Thiện tạo ra những Sắc Pháp tốt đẹp và không tốt đẹp, ta có thể chứng nghiệm điều này khi nhận xét các hiện tướng vật lý thay đổi nơi con người do tư tưởng người ấy thay đổi. Người từ ái hòa nhã nhìn thần thái bao giờ cũng đẹp, và ngược lại.

    3) Sắc do thời tiết sinh, Âm Dương (Utujārūpa): Chính là các nguyên tố của hỏa đại(nóng,lạnh). Nóng là Dương, lạnh là Âm. Chúng ta có cả một ngành Đông Y nghiên cứu điều này. Sắc do thời tiết sinh bị chi phối bởi điều kiện khí hậu, môi trường, người ở xứ lạnh có sắc thân khác, người ở xứ nóng có màu da, sắc thân khác.

    4) Sắc do Nghiệp sinh (Kammajārūpa): Là Sắc do Nghiệp sanh. Nghiệp là sự chuyển hóa, luân lưu của các hành động Thiện và Bất Thiện trong quá khứ để tạo ra Tâm Quả và Sắc Nghiệp ở hiện tại. Cái này vượt quá sự hiểu biết của khoa học hiện đại, của người đời, nên ta sẽ bỏ qua và không bàn đến. Mà chỉ bàn về 3 điều trước.
    • Trong thời đại ngày nay, thức ăn, và nguồn nước bị ô nhiễm, càng hiện đại, càng văn minh, thì nguồn nước càng ô nhiễm, thức ăn càng độc hại, do con người luôn MUỐN có ngay kết quả, nên trong việc chăn nuôi, trồng trọt, canh tác, họ luôn đưa những nghiên cứu khoa học vào ứng dụng, có cái tốt, có cái xấu, đi ngược lại tự nhiên và tạo hóa, và kết quả là phát sinh bao loại bệnh tật, người xưa nói: Họa từ miệng mà ra, bệnh từ miệng mà vào. Ăn ngon toàn chất bổ dưỡng, thịt cá, ...dù ngon miệng thật đấy, nhưng chỉ đẹp cái vỏ bên ngoài, cái bên trong thì chứa bao loại bệnh, chỉ chờ đến khi tâm trạng hoặc cơ thể không chịu được, là phát ra ngoài. Bản thân người viết từng ăn như vậy, thôi thì thịt cá đủ điều, món nào ngon bổ dưỡng là ăn không giới hạn, kết quả béo quay, 80kg thịt, mỡ máu, mỡ gan trắng xóa, chỉ số đường huyết khá cao, may mà chưa bị tiểu đường.

      Quay trở lại yếu tố thứ nhất. Sắc do vật thực sinh, ăn gì, uống gì cực kỳ quan trọng, khi chúng ta ăn thịt cá quá nhiều, dạ dày sẽ phải tiết ra rất nhiều axit để tiêu hóa chúng, bộ máy tiêu hóa làm việc hết công suất, cơ thể lờ đờ, dã dượi, buồn ngủ, căng da bụng thì trùng da mắt. Ngon cái miệng thì hại cái thân. Đấy là chưa kể việc thịt cá có những chất bảo quản, tanh hôi như nào thì chưa kể đến. Việc chọn thức ăn phù hợp là cực kỳ quan trọng.

      Vậy ăn gì? Nên ăn như nào? Chẳng nhẽ chúng ta phải bỏ thịt cá và những món ăn yêu thích sao, sau đây là vài lời gợi ý được tổng hợp từ những người bạn lớn của tôi, những người đã có hơn 40, 50 năm ăn uống khoa học thực dưỡng (họ ăn từ lúc 6,7 tuổi), và cơ thể họ hầu như không có bệnh tật gì, ngay cả cảm cúm còn không bị, mặc dù mùa đông họ vẫn đi chân đất ra đồng làm việc.

      - Ăn các thức ăn gần gũi thiên nhiên: như rau củ, gạo lứt, gạo còn nguyên cám, các thức ăn có nguồn gốc từ thực vật được ưu tiên hàng đầu, tất nhiên phải sạch và không có các hóa chất đi kèm. Nghiên cứu kỹ các chất dinh dưỡng của các thức ăn này. Cơ thể cần 3 chất quan trọng là : Tinh bột, Đạm(protein) và Chất béo. Khi chúng ta hạn chế hoặc không ăn các chất đạm có nguồn gốc từ động vật(thịt, cá), thì chúng ta phải bổ sung đạm có nguồn gốc từ thực vật (như đỗ tương, đỗ đen, các loại đậu...), khi chúng ta bỏ cơm trắng(tinh bột không), thì chúng ta phải ăn cơm gạo lứt(vừa tinh bột lại vừa có các chất xơ, đạm...khác để bổ sung), khi chúng ta bỏ chất béo động vật thì chúng ta phải bổ sung chất béo thực vật(dầu mè....các bạn nghiên cứu thêm). Khi đó, mặc dù từ bỏ thức ăn có nguồn gốc từ động vật, chúng ta mới có đủ chất và dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Nếu không am hiểu điều này. Bạn sẽ lại quay lại thói quen cũ. Thiên nhiên cung cấp cho chúng ta thảo dược, cây cỏ, đầy đủ chất dinh dưỡng, vậy thì cần gì chúng ta phải cầu kỳ tạo thêm ra các yêu cầu ăn uống phức tạp khác.
    • - Điều tuyệt vời nữa là: Cơ thể có khả năng tự chữa bệnh, đây là điều mà hàng chục ngàn năm tiến hóa, tạo hóa đã cho chúng ta khả năng tuyệt vời ấy, nhưng chúng ta không hề biết, cứ bệnh 1 tí là chúng ta đi dùng thuốc, hết thuốc này đến thuốc kia, mà không biết rằng, nếu không uống thuốc thì sao? Tôi có rất nhiều người bạn đã từng nhịn ăn để chữa bệnh: từ 3 ngày, 7 ngày, 10 ngày, đến 40,70 ngày. (Đừng ai bắt chước theo, vì phương pháp này cần thực hành đúng, cả lúc bắt đầu nhịn, và lúc ăn lại phải cực kỳ khoa học, tự áp dụng là gây hậu quả khôn lường), đây là phương pháp dựa trên niềm tin: Cơ thể có khả năng tự điều chỉnh và cân bằng lại, chỉ cần: Ngừng ăn và để nó tực làm việc. Các bạn có thể đọc “Cuốn tuyệt thực đi về đâu” để đọc thêm nguyên lý của nó. Dĩ nhiên cuốn này do một nhà khoa học phương Tây viết ra sau khi thực hành nhịn ăn hàng chục ngày chứ không phải là không có cơ sở khoa học.

      Điều thứ hai bàn đến là Sắc do tâm sinh(Cittajārūpa): Thái độ khi ăn cực kỳ quan trọng, hầu hết thời đại bây giờ chúng ta đều ăn và làm các việc khác cùng lúc. Vừa ăn vừa nói chuyện, xem tivi, cầm điện thoại, xem cái này cái khác, Người xưa nói : "tâm bất tại yên, thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn, thực nhi bất tri kỳ vị" (Tâm ý không có mặt, thì nhìn mà không thấy, nghe mà không rõ, ăn mà không biết mùi vị) . Khi chúng ta ăn mà không toàn tâm toàn ý cho việc căn, tâm không yên ổn, mà nghĩ việc quá khứ, tính toán việc tương lai, thì tâm không có ĐỊNH, mà tâm tán loạn, tâm tán loạn thì cơ thể tán loạn, cơ thể tán loạn thì cơ thể phát sinh sự bất ổn, bệnh tật cũng từ đó mà ra. Nên khi ăn, nhai thật kỹ, cảm nhận sự nóng lạnh, mềm cứng, nhai thức ăn cho đến khi chúng thành bột nước mới nuốt có mấy cái lợi sau:

      + Tâm an ổn, bình yên, không bị các thứ khác chi phối, không bị quá khứ, tương lai, chuyện này chuyện kia, khi ăn, chỉ là ăn và toàn tâm toàn ý cho việc ăn. Mọi thứ khác gạt sang một bên thì chúng ta sẽ bình yên!

      + Thức ăn được tiêu hóa kỹ, dạ dày cảm ơn ta rất nhiều, vì việc của nó còn lại là rất nhẹ nhàng, bộ máy tiêu hóa tốt

      + Tiết ra rất nhiều dịch vị, nước bọt, bí quyết của việc ăn ngon là đây, khi chúng ta tiết ra nhiều nước bọt, thì ăn gì cũng ngon, nhai kỹ, chính là bí quyết của ăn ngon, chứ không phải ăn gì, khi đó chúng ta sẽ thấy miệng lúc nào cũng ngọt ngào, cả ngày luôn đó.

      Có 4 yếu tố, bạn có thể thay đổi và làm chủ được 2 yếu tố rồi, còn chần chừ gì nữa, thay đổi thói quen ăn uống là bí quyết để có sức khỏe và bình yên. “May hay rủi, hạnh phúc hay đau khổ, thọ hay yểu, thông minh hay đần độn, xấu hay đẹp, thiện hay ác, tất cả đều do ăn uống mà ra. Khi hiểu rõ điều này, ta thấy rằng con người không hẳn là tốt hay xấu mà chỉ có cách ăn uống tốt hay xấu đã tạo ra con người họ”. Người xưa nói vậy đấy!
    • @kekin

      Riêng đoạn ăn gì cũng ngon, miệng lúc nào cũng ngọt ngào thì em cam đoan là các bác nào bị tiểu đường sẽ cảm thấy điều này, bác nào bị nặng không chừng uống nước còn tưởng nhầm là uống mật ong cơ. Em từ hồi tiểu đường ăn rau cũng thấy ngon
       
  • em ko học cao, ko đọc nhiều sách nhưng có bổ sung 2 cái trải nghiệm của em :

    -ko thấy tiên sinh nhắc đến chất xơ. Chất xơ ăn vào bao nhiêu ra bấy nhiêu nhưng vô cùng quan trọng . ca nhân em những chất xơ quan trọng nhất là bắp, măng, thạch dừa, bưởi, bom,....cơ thể mà thiếu những thứ này là vô cùng khó chịu
    .
    -tiên sinh nhắc đến đầu vào mà ko nhắc đến đầu ra, muốn ít bệnh là đầu ra phải thông suốt
    táo bón liên tục sẽ dẫn đến bệnh về ruột
    tiết niệu bế tắc sẽ dễ bệnh về bàng quang
    khí huyết lưu thông chậm dễ bị xơ vữa thành mạch
    vì thế mọi giải pháp sức khỏe đều nhằm lưu thông 3 con đường này : muốn ko táo bón phải có xơ, muốn tiết niệu tốt phải nước noi đều đặn, thỉnh thoảng chút rượu(2 ly/ngày) bia (2 chai ngày), muốn khí huyết lưu thông phải duy trì tần suất gym/yoga/đạp xe/nhảy (nói chung là vận động tương đương 10,000 bước/ngày, 3 ngày liên tục nghỉ 1 ngày)
    .
    túm lại quan điểm về sức khỏe của em là ĐẦU VAO NGHIÊM NGẶT, ĐẦU RA THÔNG SUỐT thì khỏe mạnh

    em cũng đồng ý quan điểm cơ thể/hệ miễn dịch có khả năng kháng/tự trị bệnh, đừng uống thuốc bừa bãi

    LH có @scouter , @shyguy chuyên về y đúng ko nhỉ
     
  • Thôi kệ bệnh tật tí nhưng tinh thần thoải mái cũng được. Dù sao bài viết cũng rất bổ ích :S
     
  • Tuyệt vời, cám ơn bác @daohoadaochu, những bài như thế này sẽ rất hữu ích.

    Ăn uống là hoạt động thường xuyên và quan trọng nhất của con người nhưng hầu hết chúng ta ko học hỏi và thực hành ăn uống một cách đúng cách.

    Các cụ nhà ta có câu "học ăn, học nói..." như vậy việc ăn cũng được đưa lên hàng đầu. Mình có 2 đứa con (học cấp 1) và thứ mình dạy chúng hàng ngày nhiều nhất đến thời điểm hiện tại là việc ăn, vậy mà dạy mãi chưa xong, chưa tốt.

    Chúng ta thường nghĩ làm nhanh mới tốt, mới khó; làm cùng lúc nhiều việc mới giỏi, mới khó. Nhưng nhiều trường hợp làm chậm mới khó, làm tập trung một việc mới khó. Đó chính là việc ăn. Mọi người thử ăn thật chậm, tập trung toàn bộ tâm trí vào việc ăn xem sao - sẽ cực khó đấy
     
    • @vietnamnet_ict : Đúng như bác nói, tập ăn chậm, nhai kỹ, không xem tivi, không cầm điện thoại, không nói chuyện, cực cực khó. Thói quen cũ xấu rất khó bỏ, đánh vật với nó lúc nó thắng lúc mình thắng. Đúng là rèn bản thân thấy khó như lên trời, bác nhỉ.
       
    • @daohoadaochu em thấy ăn trong chánh niệm đó chỉ dễ làm khi mà tất cả mọi người xung quanh mình đều làm như thế thôi. Ở trên chùa thì được chứ về nhà thì quên béng. Với lại tính cách người VN là thích trò chuyện khi ăn nữa.
       
    • @kazat : Đúng rồi, về nhà cần có thói quen luyện tập, ban đầu mình ăn mà không nói có khi người ta bảo mình khùng đó Hạn chế nói và hạn chế làm các việc khác khi ăn thôi bác nhỉ.
       
    • @vietnamnet_ict em nhớ có sư nào dạy khi ăn thức ăn nhai khoảng theo phút hay 100 lần gì đại loại thế, u nhà em hay in mấy cái này lắm mà cuối cùng cũng chẳng thực hành được, toàn vừa ăn vừa xem phim Hàn Quốc
       
  • Có một điều quan trọng bác @daohoadaochu chưa nói rõ ở trên, đó là việc ăn như vậy có NGON ko, bởi ko NGON thì ko thuyết phục được mọi người, bởi phần lớn mọi người đang ăn để cho ngon, ăn cho sướng cái miệng, bất chấp nhiều thứ.

    Xin được dùng chút tri thức ít ỏi để nói thay bác chủ, đó là bạn ăn như vậy vẫn ngon - vị ngon đích thực, lý do:

    - Khi ăn chậm, ăn nhạt, ăn tập trung, ăn trong bình an, các giác quan sẽ được phục hồi, bạn sẽ cảm nhận được chi tiết và toàn diện về món ăn. Hàng ngày chúng ta phải ăn với các gia vị mạnh, các món ăn phải thật "ngon", thật đậm đà mới thấy ngon bởi chúng ta ăn một cách "hời hợt" nên cần những vị mạnh mới tác động được vào các giác quan. Dần dà như vậy các giác quan trở nên kém đi, ko còn bén nhạy nữa, và nó tiếp tục đòi hỏi các thức ăn "ngon" hơn, đậm đà hơn. [Thử quan sát: một người ăn đậm sẽ hiếm khi là người ăn chậm nhai kĩ] (tiến bước nữa: có thể suy đoán được nhiều thứ của một người chỉ từ việc ăn của họ )

    - Ăn chậm giúp chúng ta tiết đủ dịch vị, nước bọt, khiến cho món ăn ngon hơn - cái này bác chủ đã nói ở trên

    - Điều quan trọng nữa là khi bạn có cuộc sống khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn, thì việc gì cũng tuyệt vời hơn chứ ko chỉ việc ăn.
    • @vietnamnet_ict : Bác thật tuyệt ! Đúng là nhai kỹ và ăn tập trung không làm hai việc một lúc thì ăn gì cũng ngon, em thực hành rồi. Dịch vị và nước bọt tiết ra nhiều, các giác quan tập trung trên món ăn, trên nhai, nuốt. Đó mới thực sự là ẩm thực vậy!
       
  • Xin lỗi các bác đêm qua em copy từ facebook của em ra note này, sửa mãi nó không thành dòng, copy and paste ra notepad sửa rồi copy lại vẫn bị, không hiểu sao. Bác mod nào đi qua nhón tay sửa hộ em cho nó đẹp cái. Em xấu hổ quá
     
    • @daohoadaochu anh @vukhaclan vào cứu net phát ).
      @daohoadaochu: em nhớ anh ăn chậm vô địch rồi . Em đã ăn nhanh, đại ca còn nhanh hơn. Dạo này em cũng đang bắt đầu tập ăn chậm dần đều, nhưng thỉnh thoảng vẫn làm bữa trưa trong 5 phút .
       
    • @matrixvn : hehe ngày xưa mấy anh em đi ăn trưa cùng nhau không nhanh có mà chết đói, nhưng dạo này anh ăn chậm rồi, có khi 1 tiếng mới hết bữa cơm
       
    • @daohoadaochu Bác vào sửa bài, chọn tất sau đó click cái nút xóa format, sau khi xóa format thì có thể gõ bình thường. Mẹo này chuyên dùng cho copy/paste và sửa bài html trên web. Mình thử sửa hộ bác được một số đoạn, nhưng không rõ là chỗ nào cần ngắt nên demo tí thôi.
       
    • @tanng Em cảm ơn bác rất nhiều, em sửa được rồi ạ. Hóa ra đêm qua mạng nhà em nó bị lag, cái note nó chỉ hiện ra duy nhất ô text nó không hiện ra các nút khác thảo nào em sửa mãi không được.
       
  • Nếu ăn đạm thì thứ tự về tốt như sau (nhưng chỉ tính với người bình thường, còn nếu bị bệnh thì lại phải có chế độ riêng)

    0 - Đạm thực vật
    1 - Hải sản. Mỡ cá thuộc loại chất béo tốt
    2 - Thịt gà, vịt, gia cầm. Ít chất béo có hại
    3 - Thịt đỏ: lợn, bò, cừu. Trong đó cừu ngon nhất nhưng có hại nhất

    Mà sau thời gian mình đọc qua về ăn uống thì hình như càng ngon càng có hại. Kết luận là ăn đại đi
     
Viết bình luận mới
Website liên kết