Avatar's SuperSliver

Ghi chép của SuperSliver

COP 21 và tương lai ngành năng lượng tái tạo

COP 21 nhóm họp xong, báo chí hỉ hả thông báo
Đạt được hiệp định lịch sử về khí hậu toàn cầu - TheSaigonTime
Trong đó có nói đến những thoả thuận "lịch sử" về chống biến đổi khí hậu thì đa số đều bị một bài báo Forbes phản bác gần hết. Ghi chép này chỉ ra một vài luận điểm mà những công ty về năng lượng sinh học như công ty mình (là một mảng của năng lượng tái tạo) sẽ quan tâm.

1 - Mục tiêu tổng quát của hiệp định là giảm mức độ ô nhiễm và khí thải gây hiệu ứng nhà kính sao cho nhiệt độ của trái đất không tăng cao hơn 2 độ C (3,6 độ F) so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Đây có vẻ là mục tiêu chung chung, nói cho có, rất dễ bỏ qua, đang tìm hiểu thêm về những cam kết của COP21 xem có chế tài hoặc chính sách gì cụ thể hơn không.

2 - Các nước giàu và phát triển sẽ đóng góp mỗi năm khoảng 100 tỉ đô la Mỹ vào quỹ hỗ trợ tài chính kỹ thuật chống biến đổi khí hậu.

Thực tế theo thống kê để đạt được mục tiêu nhiệt độ chỉ tăng 2 độ của COP21 phải cần tới 1000 tỷ đô một năm. Nỗ lực 100 tỷ là không tương xứng với mục tiêu đề ra.

3 - Chủ tịch hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu (COP 21), ca ngợi hiệp định này là “một bước ngoặt lịch sử”, có thể giúp 7,3 tỉ người trên trái đất tránh được những hậu quả khủng khiếp do tình trạng trái đất nóng lên gây ra trong những thập kỷ tới.
-
Đây là hiệp định toàn cầu đầu tiên kêu gọi các quốc gia – giàu cũng như nghèo – hành động để cắt giảm lượng phát thải khí CO2 và các chất khí gây hiệu ứng nhà kính khác, có biện pháp rà soát mỗi 5 năm một lần để cắt giảm thêm nữa, có biện pháp khuyến khích các chính phủ và doanh nghiệp tư nhân nhanh chóng phát triển các công nghệ mới giúp đối phó với biến đổi khí hậu.

Tính kinh tế của năng lượng tái tạo là điều cản trở lớn đến nỗ lực chống biến đổi khí hậu nhất là trong tình hình giá dầu đang xuống thấp hiện nay. Giá của các loại năng lượng tái tạo, năng lượng sạch cái nào cũng đều đắt hơn năng lượng hoá thạch, chúng muốn sống được thì phải có chính phủ trợ giá, mà trợ giá là đi ngược lại cơ chế thị trường, cũng chỉ có một số đất nước thực hiện việc trợ giá này, chủ yếu là nước phát triển ở châu Âu, tiêu biểu là Đức.
Nhưng ngay cả ở một nước tỷ lệ năng lượng tái tạo chiếm đến 30% năng lượng cả nước do chính sách trợ giá của họ thì chính sách này cũng bị đánh giá là không thực tế, nó làm tăng chi phí năng lượng của người dân và doanh nghiệp (giá điện Đức gấp 3 lần giá điện ở Mỹ), chưa kể đến việc hàng tỷ euro bỏ ra trợ giá không đóng góp được nhiều cho Đức mà lại làm lợi cho các hãng sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời ở Trung Quốc.
Nguồn: http://americanenergyalliance.org/2015/05/07/germanys-green-energy-failure/

Đức bây giờ đã phải tính đến việc cắt giảm dần chính sách trợ giá của mình. Còn ở châu Á, Nhật và Hàn bất chất các cam kết vẫn tập trung xây dựng thêm gần 60 nhà máy điện than trong 10 năm tới, hai nước này cũng là hai nước có rất ít hành động đối với biến đối khí hậu.

Chưa kể đến việc trợ giá cho năng lượng tái tạo thì rất ít nước làm còn trợ giá cho năng lượng hoá thạch thì rất nhiều nước sẵn lòng làm, thống kê của IEA cho thấy tổng cộng 490 tỷ đô đã được chi để trợ giá cho năng lượng hoá thạch trong năm 2014, chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển.
Các nước phát triển không trợ giá trực tiếp nhưng lại việc khuyến khích các doanh nghiệp khai khoáng bằng cách ưu đãi thuế, tài trợ cho các hoạt động tìm kiếm thăm dò khoáng sản mới.

4 - Loài người hiện nay bị lệ thuộc mạnh vào năng lượng hoá thạch, càng là nước phát triển mức độ lệ thuộc càng cao.

Biểu đồ về sự tương quan giữa chỉ số HDI và mức độ sử dụng dầu

Nếu tính thêm 2.4 tỷ công dân trái đất tăng thêm cho đến năm 2050 thì mức độ tiêu thụ năng lượng hoá thạch sẽ còn tăng cao hơn nữa. Trong khi năng lượng tái tạo tự thân nó vẫn không thể sống nổi thì việc chống biến đổi khí hậu sẽ chỉ là những bước tiến bước lùi giật cục như hiện nay. Ví dụ là Nhật, giảm được 4 nhà máy điện than cũ theo cam kết nhưng lại lên kế hoạch xây mới hai mươi nhà máy khác.

Tóm lại các công ty trong ngành này sẽ phải liệu trước điều này. Thị trường mà các công ty VN nhắm đến chủ yếu là Hàn và Nhật, châu Âu tuy cầu cao hơn nhưng lại xa về địa lý làm tăng giá vận chuyển, không cạnh tranh được với nguồn cung bản địa, nhưng hai đại gia này lại có chính sách giật cục như đã nói ở trên, tương lai của ngành này khá u ám làm làm đau đầu chủ doanh nghiệp.
3024 ngày trước · Bình luận · Loan tin
·  

0 bình luận

Viết bình luận mới
Website liên kết