Avatar's tantam

Ghi chép của tantam

[Hỏi LH] Tại sao chúng ta suy nghĩ được?

Nhiều người hỏi về sáng tạo quá, sáng tạo là một phần của quá trình Suy nghĩ, nếu hỏi về sáng tạo sao không hỏi luôn về Suy nghĩ?
Biết được tại sao chúng ta suy nghĩ được, chúng ta suy nghĩ như thế nào, thì chúng ta sẽ giải đáp được làm sao và nên làm thế nào để Sáng tạo!

----------------------------------
- Suy nghĩ về sự suy nghĩ!
- Chúng ta đã suy nghĩ rất nhiều nhưng chưa hề biết vì sao chúng ta suy nghĩ được và chúng ta suy nghĩ như thế nào!
2908 ngày trước · Bình luận · Loan tin
thinker , cuong205a1 người nữa
·  

17 bình luận

  • Mời các bác cùng thảo luận:
    @vietbio
    @tanng
    @thinker
     
  • cái bạn hỏi hình như đang nói về tư duy, ko phải suy nghĩ...vụ này @thinker viết là hay nhất
    .
    Mình thì hình dung được nhưng nếu viết thì dài lắm
     
  • Bạn muốn hỏi về cơ chế sinh hóa trong não như thế nào khi suy nghĩ à?
     
  • Ví dụ về cái máy tính: các cổng thông tin vào, USB, dây mạng, đầu đọc CD, đĩa mềm... tương ứng với các giác quan của con người. Màn hình và loa tương ứng với lời nói, cử chỉ, hành động của con người, là nguồn thông tin ra. Dây điện giống cơ bắp, thức ăn, giúp cho cơ thể hoạt động. Bộ não con người ứng với HDD, lưu giữ thông tin và CPU xử lý các thông tin.
    So sánh tương ứng như vậy thì suy nghĩ chính là các loại phần mềm, hệ thống xử lý thông tin của máy tính. Quá trình học tập, rèn luyện, học hỏi... là sự nâng cấp phần mềm. Càng nhiều tuổi, càng giỏi và hiểu biết thì suy nghĩ càng sâu rộng và nhanh chóng, cũng như các phiên bản máy tính càng hiện đại, đời mới hơn thì xử lý càng tốt hơn.
    Kết luận là Suy nghĩ chính là cách thức, quá trình mà con người xử lý thông tin. Còn tại vì sao lại suy nghĩ được thì là tại nó đáp ứng đủ các yêu cầu cần thiết như cái máy tính có đủ các yêu cầu để hoạt động: nguồn điện, hệ điều hành, hệ thống mạch điện, chip điện tử...
  • Bài viết này thiên về hướng tìm hiểu – Đưa ra các dự đoán suy luận dựa về cách thức hoạt động của não bộ trên các tri thức hiện nay của chúng ta về cấu tạo, cách thức hoạt động của não bộ chứ chưa phải là nghiên cứu thực thụ. Để nó là một nghiên cứu nghiêm túc về phương thức tư duy của não bộ cần nghiên cứu nguyên tắc sinh học để xác định việc các vùng não bộ đã ghi nhớ tín hiệu như thế nào? Vùng não bộ nào của chúng ta chịu trách nhiệm tạo dựng trí tưởng tượng và ý thức như thế nào? Cơ chế hoạt động ức chế và tưởng thưởng diễn ra như thế nào.
    Bài viết có dựa vào một số giả thuyết và các kiến thức đã được phổ biến.
    Cảm giác chưa hoàn thiện song mời các bác đọc thử và cùng góp ý, thảo luận.
    • @tantam đọc bài bác viết có cảm giác mình đang múa rìu qua mắt thợ , bác làm về nghiên cứu hay kinh doanh đấy ạ ?
       
    • @avansutolatsu Mình hiện tại làm cv có liên quan chút xíu về vận hành và kinh doanh. Thích đọc và tìm hiểu để dạy con bé con nhà mình!
       
    • @tantam trer con hay hỏi và yêu cầu người lớn trả lời theo cách đơn giản nhất, cơ mà em nghĩ mấy vấn đề về tư duy kiểu này đối với trẻ con là hơi trừu tượng, không biết trường hợp bố con bác thì thế nào, giải thích xong cháu nó có hiểu không hay lại hỏi thêm nhiều câu nữa ?
       
    • @avansutolatsu Con mình còn bé, mình để tự nhiên là nhiều, cho chơi với bạn, người lớn tuổi hơn để bắt chước làm theo. Chưa biết hỏi và thắc mắc nhiều, chưa đến tuổi, với lại con mình có thiên hướng hành động hơn là suy nghĩ.
      Với con trẻ đến khi chỉ nên trả lời đơn giản theo những gì cháu biết thôi, thậm chí đôi khi hài hước, vui, cả sự lấp liếm những cái khó quá hoặc không nên trả lời, sau này nó sẽ biết.
      Đến tuổi lớn hơn, chắc là sẽ dạy cho cháu cách tự tìm hiểu và cung cấp công cụ.
       
  • Bạn có thể hỏi hay suy nghĩ đặt vấn đề: khi chết rồi người ta có còn suy nghĩ được không? Suy nghĩ thực ra chỉ là những vọng tưởng, phân biệt, chấp trước với những sự vật sự việc bên ngoài dựa trên những cái gì mình được biết được học hỏi cũng từ bên ngoài rồi rút ra mà thôi và nó có rất nhiềi cái hạn chế và bé nhỏ, nó không liên quan đến cái bên trong hay còn gọi là "tâm" hay "tự tánh".
    Có một Thiền sư khi đã giác ngộ chân thật nói ra cảnh giới mình chứng đắc:
    - Nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh
    - Nào ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ
    - Nào ngờ tự tánh không lay động
    - Nào ngờ tự tánh vốn không sanh diệt
    - Nào ngờ tự tánh năng sanh vạn Pháp.
    À mình nói nhảm đó, đừng có tin.
     
    • @kiss6789 Có thể hỏi bên Phật pháp câu hỏi : - Người điên có suy nghĩ không? Nếu có thì họ nghĩ gì, có logic không, có tư duy không? Và cái "tâm" hay " tự tánh" nếu nó không liên quan đến suy nghĩ thì hình thái nó là gì? Vật chất hay ý thức và nó nằm ở đâu trong thế giới này? ( Mình không đủ tri thức để phản biện sự giác ngộ của Thiền sư, mình chỉ thắc mắc là có phải ý ông ấy nói như bạn đang diễn đạt)
      Mình lắm chuyện đấy? Không nhất thiết phải reply
       
  • Hỏi cái gì hấp dẫn hơn đi
    Kênh gì ngày càng chán
     
  • Em không có chuyên môn về cái này nhưng cũng thử google + youtube rồi đem ra luận điểm nhỏ bên dưới để mọi người trao đổi nhé Thông tin sẽ được trình bày đơn sơ nhất có thể

    1. Não người giống một mạng lưới điện chằng chịt, nối các neuron thần kinh với nhau & với hệ thống dây thần kinh khắp cơ thể, đến các giác quan. Tạm gọi não là brain house.

    2. Mỗi sự kiện trải qua từ bé tới lớn sẽ được ghi nhận thành một phần thông tin, lưu trữ trong brain house này. Mỗi phần của brain house sẽ tập trung lưu trữ một loại thông tin nhất định, chia nhỏ vào các brain cells.

    3. Tùy thuộc vào hoạt động, hành vi...mà các neuron sẽ truyền tín hiệu vào các phần khác nhau của brain house. Việc truyền tìn hiệu này xảy ra cực nhanh. Tác động này sẽ tạo nên suy nghĩ, qua nhiều lần sẽ tạo thành thói quen và cách tư duy. Và "brain cells fire together will wire together" (Không biết dịch sao cho hay) nhưng đại loại là những cells được kích hoạt cùng nhau (cùng 1 loại suy nghĩ) càng nhiều sẽ có kết nối mạnh mẽ với nhau hơn.

    4. Khi suy nghĩ về những thứ mới, brain house sẽ tìm cách kết nối nhiều cells với nhau theo nhiều cách khác nhau. Vụ này hơi hao pin nên mỗi lần brainstorm hay mệt lử là vì vậy. Dần dà làm đi làm lại cái này sẽ tạo ra skill mới và mình không tốn quá nhiều sức cho nó nữa vì não nó quen rồi.

    TÚM LẠI: Cái này có thể trả lời cho cả 3 câu hỏi: 1. Tại sao chúng ta suy nghĩ được? 2. Chúng ta suy nghĩ thế nào? 3. Tại sao người này làm cái này giỏi hơn người khác?
     
Viết bình luận mới
Website liên kết