Avatar's ohisee

Ghi chép của ohisee

Câu chuyện của người tự học

1. Lời khuyên đầu tiên.
Ở trường đại học ra, sau khi thu xếp được một chỗ làm việc tàm tạm, cái việc mà một thanh niên tự trọng hiện nay phải lo đầu tiên, theo tôi chưa phải là lo học thạc sĩ rồi lần lên tiến sĩ... mà là học để có được một ngoại ngữ có thể sử dụng tự do và trước tiên, dư sức đọc các tài liệu chuyên môn.
Mỗi khi có dịp trò chuyện với các bạn trẻ, lời khuyên đầu tiên tôi muốn nói - nếu như được yêu cầu có một lời khuyên - đơn giản như vậy. Đây là kinh nghiệm tự học của tôi, mà cũng là điều tôi rút đúc được, qua nhiều thành bại của các đồng nghiệp.
2. Nhận rõ vị thế của mình!
Các trường đại học mà bọn tôi theo học nhà cửa đơn sơ, phòng học nhiều khi chỉ là mấy gian nhà lá trống trải, sách vở và phương tiện thiếu thốn, cổ lỗ. 
Nay các trường đại học ở ta đã khang trang to đẹp hơn nhiều. 
Nhưng, theo chỗ tôi hiểu, trước sau trình độ đào tạo ở ta vẫn vậy, người sinh viên ra trường thường không nhập được vào guồng máy sản xuất của xã hội, còn so với trình độ đại học ở các nước tiên tiến thì lại càng không theo kịp (giá có muốn xin việc ở nước ngoài cũng không ai người ta nhận!)
Chúng ta chỉ được đào tạo rất sơ sài..., chắc chắn đây là điều mà các bạn trẻ đã nghe nhiều lần. 
Song biết lơ mơ là một chuyện, mà ghi tạc nó vào tâm trí, để biến thành ý chí, nghị lực trong hành động lại là một chuyện khác. 
Mà chỉ khi nào người sinh viên ở trường ra thấy đau đớn khổ sở vì mình chưa được học đến nơi đến chốn, tiếc cho tuổi trẻ của mình không vươn tới được cái tầm lẽ ra nó có thể vươn tới... thì người ta mới bắt tay vào tự học thực sự, tự học có kết quả.
Nhưng làm thế nào để biết rằng mình còn đang kém cỏi, nếu không đọc rộng ra sách báo nước ngoài. Xin phép được lấy ví dụ từ kinh nghiệm bản thân: Nhờ tự học tiếng Nga, hiểu văn học Nga (và chút ít văn học phương Tây qua tiếng Nga) mà tôi có điều kiện để nhìn nhận văn học Việt Nam phần nào thấu đáo hơn, cũng như quan niệm của tôi, cách hiểu của tôi về văn học nói chung, trong chừng mực nào đó, cũng trở nên hợp lý hơn. Một số bạn trẻ gần đây chỉ lo học ngoại ngữ để giao thiệp, trong khi đó học để đọc sách, kể cả “đọc” qua máy tính... mới là việc chủ yếu của người muốn tự học.
3. Tinh thần lập nghiệp
Ta chỉ hay nói lớp trẻ nên khiêm tốn biết ơn những người đi trước... 
Song có một tinh thần nữa mà người thanh niên ngày nay phải thấm nhuần, ấy là không thoả mãn với kiến thức được truyền thụ, coi rằng moi việc người trước đã làm đều chưa hoàn thiện, thế hệ mình còn phải tiếp tục; hoặc trong khi chấp nhận sự hoàn thiện của người đi trước, thì vẫn tin rằng thế hệ mình sẽ có cách làm khác, để đi tới một sự hoàn thiện mới.
Về mặt đạo đức mà xét, cách tốt nhất để thế hệ đi sau tỏ lòng biết ơn với những người đi trước, là tìm cách vượt lên trên họ. 
Sự hiểu biết kỹ lưỡng về thành tựu của những người đi trước là nhân tố có vai trò kích thích người trẻ tiếp tục khai phá mở đường.
4. Mấy “chiêu thức” cần thiết
Có nhiều “động tác” mới nhìn tưởng là chuyện nhỏ, song lại có ý nghĩa quyết định và các bạn trẻ mới bắt tay tự học nên biết:
a/ Các loại sách từ điển bách khoa cho phép người ta có được bức tranh toàn cảnh về một lĩnh vực kiến thức nào đó, bởi vậy, với những người tự học, là một công cụ thật thuận tiện. Vả chăng không phải chỉ tra một từ điển, mà có khi mò mẫm tra nhiều từ điển khác nhau, để tìm ra cái tối ưu. Khi sử dụng Bách khoa toàn thư, không nên quên theo dõi phần thư mục của nó, để tìm xem chung quanh vấn đề mình đang theo đuổi có những quyển sách nào đáng đọc nhất, rồi dành thời gian đọc bằng được. Theo cách này, tôi đã có thể hiểu kỹ thêm vài môn học mà quả thực, lúc học ở trường, chưa được các thày dạy, hoặc dạy quá sơ sài, thậm chí là dạy sai nữa.
b/ Trong khi tự đặt cho mình một kỷ luật làm việc, đồng thời ta nên dành ra những khoảng trống tự do, để từ lĩnh vực mình phải học, đọc lấn sang các lĩnh vực khác. 
Ví dụ, trong khi học về văn học, tôi đồng thời có ý tìm đọc thêm sách sân khấu, hội hoạ, có lúc lan man sang cả sinh học, cơ học lượng tử... Không bao giờ tôi coi những bước lang thang này là mất thì giờ, ngược lại, thấy biết ơn những kiến thức xa lạ ấy, vì nhờ có chúng, những suy nghĩ của tôi về văn chương và đời sống trở nên mềm mại hơn.
c/ Nên biến việc tự học thành một việc hữu ích. Tức là người tự học cũng nên tính tới những sản phẩm cụ thể, và nếu những sản phẩm này biến thành hàng hoá, mang lại cho đương sự một số tiền nho nhỏ thì...càng tốt. Tôi nhớ hồi đang mê đọc các thứ lý luận về tiểu thuyết, tôi đồng thời nhận làm các bản lược thuật cho Viện thông tin khoa học xã hội chỗ anh Lê Sơn. 
Đáng lẽ chỉ tuỳ tiện ghi lại kiến thức vào sổ tay thì tôi phải trình bày lại chúng một cách sáng sủa, để người khác có thể sử dụng được. Tiền thu được chẳng là bao, nhưng nó buộc tôi phải làm công việc của mình một cách nghiêm túc.
5. Bản lĩnh và may mắn.
Bên cạnh yếu tố chủ quan của người đi học, thì việc học hỏi thành bại hay không còn phụ thuộc vào ông thầy. Người tự học phải biết tìm thầy cho chính mình. 
Và nếu như sau một thời gian đọc hàng núi sách, anh chợt nhận ra mình toàn loay loay với những cuốn sách hạng ba hạng tư, thời giờ đã mất, mà kiến thức thu được chẳng bao nhiêu, thì người đáng để anh ta buông lời trách móc lại là chính bản thân anh - oái oăm là ở chỗ đó!
Thường nhìn vào khoa học, người ta dễ bắt gặp một khung cảnh ồn ào lộn xộn.Vậy nên khi bước vào đó, người tự học luôn luôn cần có một chút tỉnh táo để biết trong trường hợp của mình, thầy nào đáng theo, sách nào đáng đọc kỹ trước tiên. 
Tức là phải có được một bản lĩnh nhất định, và cả một chút may mắn nữa.
Nói là phải đọc hàng ngàn cuốn sách, hàng vạn bài báo khác nhau, song người có kinh nghiệm đều biết trên con đường tự học thực ra chỉ có một hai cuốn sách nào đó với bản thân là có ý nghĩa nhất: những quyển sách ấy làm thay đổi cả hướng đi của mình, do đó cả cuộc đời mình. 
Nếu như bằng trực giác, bằng mẫn cảm, ta đã tìm được một hai cuốn sách lớn, và biết coi nó là bạn đồng hành suốt đời, đọc mãi không chán, thì hoàn toàn có thể tự coi là mình biết học, và may mắn ấy, không phải ai cũng có.
Nhấn mạnh một chút hên xui không phải để làm chùn bước các bạn trẻ: chính những đỏng đảnh bất định này lại là chút muối mặn mà làm cho công việc tự học của chúng ta không bao giờ nhàm chán.
Trong số rất nhiều định nghĩa về con người hiện đại, có một định nghĩa đơn giản như sau: Đó là con người biết làm ra chính mình.
Theo tiêu chuẩn này mà xét, thì người biết tự học luôn luôn là con người hiện đại.
KLQ: note FB hủy hoại hiển thị tiếng Việt nhỉ?
2852 ngày trước · Bình luận · Loan tin
FlyingGeneral , davidssv2 người nữa
·  

31 bình luận

  • 0 Bình luận hay
    Bình luận này đã bị ẩn bởi BQT LinkHay.   
  • Bản thân mình thấy khả năng tự học nên là một kỹ năng được đặc biệt nhấn mạnh trong các nhà trường, phải trở thành các sologan được nhắc đến ở mọi nơi trong nhà trường và truyền thông.

    Thời đại bây giờ kiến thức tràn lan trên mạng, thư viện. Một cuốn sách copy chỉ vài MB, in ra cũng chỉ vài chục K. Kiến thức thì quá đa dạng cả về nội dung và hình thức, sách, báo, video, audio..., một chủ đề có hàng chục cuốn sách viết. Cách dạy học ngày xưa thầy giảng, trò nghe đã trở nên lỗi thời ở cả phương đông và phương Tây rồi. Có chăng phương Tây đề cao tính tự lập nên khả năng tự học cũng là một khả năng ăn theo nên cũng tốt hơn ở khoản này. Ở Việt Nam với cái đặc điểm văn hóa nặng tính khoa cử, trên dưới thì học sinh thụ động vẫn là thụ động.

    Trong ngắn hạn, các trường đại học nên lấy phương trâm đào tạo là tạo ra những người có khả năng tự học là phương trâm đào tạo. Xa hơn thì có thể để mục tiêu này ngay từ tốt nghiệp cấp 3. Người biết tự học thì kiến thức sẽ tăng lên mỗi ngày. Người không biết thì kiến thức sẽ dừng lại ở những gì nhà trường giảng dạy.

    Cải cách giáo dục nên theo những hướng như thế. Còn cố tìm ra một bộ sách giáo khoa chuẩn, hay bắt chước y nguyên ở nước ngoài thì cũng chỉ là cắt tỉa phần ngọn thôi.
     
    • @meofi hô khẩu hiệu thì không cần nữa bác ợ (nhưng có người hô cùng cũng vui, mình nói gì đỡ lạc điệu ), căn bản là mấy bác có thể tác động đến chính sách nghĩ thế thì từ từ sẽ cải tiến.

      Đồng ý với bác, và đẩy xa hơn, là giờ người học mà biết tự học thì sẽ tự tìm được giáo trình phù hợp luôn. Nhưng trươc tiên giáo viên phải là tấm gương tự học đi đã. Vậy phải tìm những giáo viên biết tự học để đào tạo cho những giáo viên còn lại.

      Trên hết, người tự học cần được tôn trọng. Giờ tự học hơi nhục, thi không được thi, giả sử lớp 5 mà đủ trình độ thi ĐH cũng ko được thi.
       
    • @ohisee Có thể bác không thích những cái khẩu hiệu. Nhưng em thấy cái đó vẫn hiệu quả. Người dân không quan tâm đến những chuyện như thế này, một phần là do dân trí, thì có cái biển ngày nào cũng gặp sẽ gợi nhớ tốt hơn. Một buổi phát động, hay một công văn chỉ là nước đổ lá khoai thôi.
      Cái tự học đối với giáo viên còn một ý nữa. Giáo viên mà không biết tự học thì kiến thức sẽ không được update và các thế hệ học trò càng về sau càng nhận được sự lạc hậu, về cả phương pháp và kiến thức.
      Cái ý cuối có ý đúng. Nếu những người tự học mà được thi cử như bình thường, khuyến khích thì chắc chắn nhiều người khác cũng sẽ làm theo.
       
  • Ở trường đại học ra, sau khi thu xếp được một chỗ làm việc tàm tạm, cái việc mà một thanh niên tự trọng hiện nay phải lo đầu tiên, theo tôi chưa phải là lo học thạc sĩ rồi lần lên tiến sĩ... mà là học để có được một ngoại ngữ có thể sử dụng tự do và trước tiên, dư sức đọc các tài liệu chuyên môn.


    Sao lại phải làm cái này sau khi ở trường ĐH ra, sao ko làm ngay khi đang mài đũng quần trong giảng đường, 4 năm ĐH làm gì?

    Thậm chí bây giờ, Tiếng Anh còn phải lo từ khi cấp 2, cấp 3, để lên ĐH còn tranh thủ xài đọc tài liệu chuyên ngành, nhanh chóng nâng cao và cập nhật chuyên môn nghề nghiệp ấy chứ.

    Mình zô ĐH từ thời năm 1998 mà đã biết lo đi học thêm trang bị Tiếng Anh từ năm 1, để mà đọc tài liệu chuyên ngành rồi.

    Mà nhờ vụ đi học thêm Tiếng Anh từ năm 1 mà quen được mấy em xinh thế.

    Bạn khuyên ra ĐH mới trau dồi ngoại ngữ thì muộn quá.
  • Thành ngữ
    Thời bây giờ, không biết tự học thì nên chết luôn đi cho con bò nó có thêm miếng cỏ.
  • @ohisee Mình cũng tầm tuổi bác và cũng tốt nghiệp đại học khá lâu rồi. Nhưng tiếng Anh chẳng nói được tiếng nào. Biết là nó rất quan trọng nhưng đăng kí học bao lần rồi lại bỏ dở.
    Phải chăng chưa bị dồn vào chân tường nên chưa bứt phá ra được.
     
    • @hethong123 bác đọc bài này là chuẩn rồi , tại bác cũng như nhiều bạn khác, ỷ lại vào các trung tâm chứ ko có tinh thần tự học , còn cần gì động lực hay chân tường, em học cả tiếng Nhật, Hàn, Trung, cứ tự tạo môi trường thôi, in giấy có từ tiếng nước ngoài dán khắp nhà, khắp cty, nói chung chỗ nào dán được là dán , xem phim, nghe nhạc tiếng nước đó, cứ bật oang oang bên tai

      tất nhiên làm như trên cũng chỉ biết sơ sơ gọi là khởi đầu thôi

      về lâu dài thì chắc cũng cần động lực , ko thì bác phải sang ở hẳn nước ngoài, chỗ nào ko có mống người Việt nào, thì may ra
       
    • @ohisee Cảm ơn bác. Chắc mình sẽ tự học theo phương pháp của Bác và tranh thủ lên Duolingo học nữa.
      Còn chuyện ra nước ngoài thì khó quá. Tiếng Anh thế này thì đứa nào nó dám nhận. Có chăng đu tàu vượt biên thì được.
       
    • @hethong123 uhm, nếu bác có thói quen tí tí lại mở ĐT thì càng hay, bác "dán" luôn tiếng Anh vào đó, cài cỡ vài chục phần mềm lên xem cái nào hợp. Có cái thì cứ vài phút nó lại nhắc bác học 1 lần, có cái thì cứ bật màn hình sáng lên là nó lại tòi ra đòi bác học ....

      cái này là mình tự tạo môi trường cho mình thôi. Ra nước ngoài nếu có gan vượt biên hoặc có tiền thì ok, vờ đi du học rồi trốn ở lại chẳng hạn (em ví dụ thế bác làm theo đừng bảo em xúi dại nhé )
       
    • @ohisee Ok Bác. Bác thấy có cái app nào hay thì mách cho mình nhé. Nói chung tiếng Anh của mình bây giờ đang ở mức Zero. Phải học lại từ đầu.
      Thấy Bác có trang web hoctudau mà chẳng giải quyết được trường hợp của mình. Rõ là chán.
      Ngày xưa thì còn may ra vượt biên được. Chứ bây giờ vợ con rồi thì chạy đâu cho thoát.
       
    • @hethong123 thời em học tiếng Anh, thì em ko dùng App, còn thời giờ đầy app thì em lại ko còn học tiếng Anh kiểu "học từ đầu" đó nữa, có trang này bác vào tham khảo .

      Còn cách của em là dễ nhất rồi còn gì . Em áp dụng học tiếng nước khác
       
    • @ohisee Thanks Bác một lần nữa. Xắn tay áo lên và dùi mài " Kinh Sử" thôi.
       
    • @hethong123
      Học các khóa để nói, để biết ngữ pháp, từ vựng, xong không có chỗ nào để dùng thì biết mấy rồi cũng thành mai một. Vẫn câu cũ hay nghe. Học chẳng để làm gì. Mình nghĩ nếu bạn muốn học tiếng anh thì tốt nhất là bắt đầu từ những cái cần thiết nhất với công việc và sở thích của bạn. Cứ giả sử bạn biết đọc và ngữ pháp sơ sơ rồi, bạn lên các trang web ở nước ngoài tham khảo về các bài viết, nội dung liên quan đến công việc của bạn.
      Một ngày đẹp trời bạn nhận ra những vướng mắc trong công việc của bạn chỉ có thể giải quyết được bằng các nguồn tin nước ngoài, hoặc bạn cảm thấy sự bao la của kiến thức bằng tiếng anh bạn sẽ tự có động lực học tiếp. Nó sẽ là quá trình không ngừng chứ không phải là vài khóa rồi kết thúc.
       
    • @hethong123 Bác học căn bản về ngữ pháp (như động, tính, danh từ, rồi đến các thì hiện tại, quá khứ .... ) là năm được cơ bản rồi. Sau đó bác học thêm ngữ pháp, kết hợp nghe nhạc tiếng Anh + xem phim Mỹ/Anh phụ đề Việt, một thời gian là bác nghe quen, nói theo được. Học theo cách này khá tự nhiên và bám sát ngôn ngữ nói nên khả năng ứng dụng dễ hơn, đủ để bác giao tiếp đơn giản rồi.
       
  • Mình học trên trường lẹt đẹt vì không thấy hứng thú, toàn bỏ học, bỏ thi. Nhưng từ lớp 3 đã đọc ké tủ sách của bác toàn thể loại: Tố tâm, Người ngựa ngựa người... lên lớp 6 thì đọc hết sách văn học tới lớp 9, lớp 9 thì đọc hết tới sách lớp 12. Học ở nông thôn và miền núi nhưng toàn chơi với mấy đứa trường chuyên con chủ tịch xã để mượn truyện về đọc. Lớp 7 đọc Ananach những nền văn minh nhân loại, đọc gần hết bộ Tủ sách vàng, đọc hết các số thiếu niên tiền phong, nhi đồng. Lên đại học thì toàn đọc truyện tranh, tiếng anh không biết gì. Nhưng tới năm thứ 3 bắt đầu lên mạng tìm tòi đọc tài liệu, tin kinh doanh, cài đặt linux. Đầu năm 4 đi làm lập trình full time.

    Yêu thích đủ thể loại: Văn học Nga, văn học hiện thực Mỹ, tiên hiệp, văn học Việt nam trước cách mạng, Chúa nhẫn, Game of thrones, ..Triết học, xã hội, tâm lý,m..mỗi thứ một tí.

    Có thời gian khởi nghiệp thất bại, ko biết làm gì lại cắm đầu đọc sách.

    Nhiều lúc vất vưởng, nhìn giá sách mà tự hỏi tại sao mình lại đọc nhiều thế.
     
  • Bác nào có bí quyết đọc nhanh chỉ dùm em với. E đọc luôn bị giọng đọc thầm trong đầu nên chậm, chán.
     
  • Bác học đại học từ thời nhà tranh, chắc lâu lắm rồi . Tiếng Anh (nói chung ngoại ngữ) là tối quan trọng, nên học ngay từ cấp 3 hoặc đại học.

    Em cũng may mắn được đọc sách từ bé, hồi 5 tuổi chị gái đã dậy đọc và biết đọc trước khi đi học. Từ hồi lớp 1 mà em đã đọc mấy quyển tiểu thuyết tình cảm của mẹ em .

    Hồi bé thích đọc dã man, cứ cái gì có chữ là đọc. Lớp 6 em đã đọc hết bộ Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng, Tam Quốc Diễn Nghĩa dầy cộp.

    Do đọc nhiều nên tính thích mày mò, tự học. Đa phần đi học đều là tự học hết, đến lớp ít khi nghe thầy cô giảng bài. Có lẽ cũng vì thế nên lâu dần thành thiếu tập trung.

    Lớn rồi mới phát hiện ra mình thiếu kỷ luật, nhanh chán , mọi thứ toàn làm nửa chừng rồi bỏ
  • Mình thấy ở VN các bạn có ý thức tự học kém, và nghĩ rằng ko thể tự học đc. Đơn giản như chuyện mình tự học tiếng Nhật từ ko biết gì đến trình độ N3 là cỡ khoảng như 6 IELTS. Khi bất kì 1 ai đăng lên diễn đàn hỏi cách tự học thì rất nhiều người vào bảo, tiếng Nhật khó lắm em nên đi học ở lớp một thời gian thì mới nên bắt đầu tự học. Đành rằng họ muốn đưa ra lời khuyên tốt, nhưng khi mình google thì rất nhiều bạn bè trên thế giới (Mỹ, Canada) đã tự học tiếng Nhật thành công. Và h sau khi tự học mình thấy chẳng có gì là ko tự làm đc. Mà khi tự học càng nhiều thì khả năng tự học càng tốt lên.
    Cá nhân mình thì thích tự học hơn vì đi học ở lớp họ hay kéo dài thời gian học, lề mà lề mề để cốt kiếm thêm tiền. Vừa mất thời gian vừa tốn tèng.
     
  • Bác ohisee vẫn đau đáu về cách tự học ngoại ngữ nhỉ. Trc e may mắn đc ng bản địa dạy tiếng Hàn hồi e 18t. Biết đọc, biết viết rất nhanh chỉ k hiểu nghĩa câu dài thôi. Giờ quên hết. Tiếng Nhật cũng na ná tiếng Hàn. K khó như học tiếng Anh. Về mặt phát âm và viết cho nên học k nhanh nản
     
Viết bình luận mới
Website liên kết