Avatar's TanNg

Ghi chép của TanNg

[Hỏi LinkHay] Từ Metaphor dịch sang tiêng Việt là gì?

Mình cần sử dụng cái từ metaphor này bằng tiếng Việt mà bao nhiêu năm rồi vẫn chưa tìm được từ phù hợp.
  • A cognitive metaphor is the association of object to an experience outside the object's environment
  • A conceptual metaphor is an underlying association that is systematic in both language and thought
In cognitive linguistics, conceptual metaphor, or cognitive metaphor, refers to the understanding of one idea, or conceptual domain, in terms of another. An example of this is the understanding of quantity in terms of directionality (e.g. "the price of peace is rising").

A metaphor is a way of describing something by equating it with something else. It is a comparison between two different things that have an important characteristic in common. For example, in the metaphor, "Freddie is a pig when he eats," both Freddie and a pig are sloppy eaters.

Nó theo nghĩa này chứ không phải là nghĩa sử dụng trong văn học là phép ẩn dụ nhé.

Ai biết từ tiếng Việt tương đồng giới thiệu hộ với.
2832 ngày trước · Bình luận · Loan tin
FoxD2 , Quanph1 người nữa
·  

30 bình luận

  • metaphor gần với hoán dụ hơn. Ẩn dụ là Allegory
     
    • @hansnam Từ này hơi mang tính văn học và ngôn ngữ quá. Ở đây mình đang muốn kiếm một từ so nguyên cả một mô hình này với một mô hình khác, hoặc nguyên cả một khái niệm, một hệ thống thay vì chỉ dừng lại ở một sự vật, một đối tượng đơn.
       
    • @tanng đây không phải so sánh bác nhé. Nói về một sự vật này để miêu tả một sự vật khác có nhiều nét tương đương. So sánh thì bác cứ dùng comparison hoặc analogy thôi

      Nếu muốn tìm từ thì tốt nhất bác nên cho cả đoạn văn kèm ngữ cảnh ra vì metaphor vốn là từ trong văn học mà ra
       
    • @hansnam

      Tất nhiên không phải so sánh. Ví dụ thế này, nói dùng từ hệ sinh thái nói về hệ sinh thái của FaceBook, nó không hẳn là để miêu tả sự tương đương, mà là để thấy được tính chất "hệ sinh thái" giữa các SP của Face. Trong văn học thì sẽ là để "miêu tả", còn trong thực tế mình muốn dùng nó cho việc "lấy ví dụ", "giải thích bằng case thực tế" để tăng tính dễ hiểu, dễ hình dung, dễ học cho một vấn đề mới bằng cách sử dụng vấn đề, khái niệm cũ. Mục tiêu của nó là để thấy được sự tương đồng, chứ không phải để miêu tả.

      Nói chung vụ này nếu nói được sáng sủa ra thì mình đã biết là dùng từ gì rồi
       
    • @tanng Nếu để kiếm một từ thay thế cho Metaphor, em sẽ dùng từ hoán dụ, hoặc phép so sánh hoán dụ. Hồi đi học em vẫn nhớ hoán dụ dùng vật có điểm giống để nói về vật khác, khá là đúng với ví dụ bác đưa.

      Nếu bác không thích phương án đó chắc em sẽ quay sang giải thích dễ hiểu hơn, tỉ như: "Nếu coi những người dùng Facebook là các sinh vật thì FB cũng giống như một hệ sinh thái vậy"
  • Metaphor đôi khi có thể hiểu là một " Lối nghĩ"
     
  • Đía
     
  • Thớt cho mình lên PU mình sẽ có phương án chuẩn chỉnh cho thớt ngay
     
  • Ở quê em ông bà hay bảo cái gì mà tùm lum tà la là Mảnh Tầm Phò.. không biết có liên quan không :v
     
  • Nếu theo câu : "Thằng Fét đi ăn như lợn" và lá bài Metalmorph Khổng lồ hóa trong Yu-gi-Oh thì mình dịch là "Cường điệu"
     
  • Em chỉ biết chơi game. Nếu xuất hiện 1 cách build mới hay kiểu đánh mới thì hay được gọi là New Meta

    Có vẻ là chỉ sự suy nghĩ và hành động mới. Có liên quan không nhỉ.
     
    • @knight13 Mình nghĩ chắc là nó đấy, metaphor nếu nhìn vào cách diễn biến của sự vật, hiện tượng. New meta: mới thì có trong từ new rồi, còn meta là "cách diễn biến".
       
  • @knight13 Dota ạ
     
  • Qua diễn giải tiếng Anh thì em thấy:
    - A cognitive metaphor => nhân hoá (nhân cách hoá)
    - A conceptual metaphor => ẩn dụ
     
    • @sieuthovutru Đấy là cách dùng trong ngôn ngữ và văn học rồi. Mình tìm cách dùng trong xã hội cơ.
       
    • @tanng "Ẩn dụ long-tail" hoặc "khái niệm ẩn dụ long-tail". Bản chất của nó là ẩn dụ rồi bác, chẳng qua là chưa ai xài chữ ẩn dụ ra ngoài phạm vi văn học, bác là người đầu tiên xài cũng đâu có sao. Nó cũng giống như việc bọn Tàu khựa dịch Bluetooth thành Lam Nha ý.
       
    • @TKM Cảm giác ko đúng mới phải đi tìm chứ
       
    • @tanng
      Ẩn dụ (tiếng Latin là metaphoria; xem nguồn gốc tiếng Hy Lạp dưới đây), là một hình thái trong văn nói hay một cụm từ được dùng để thể hiện một cụm từ khác có cùng hoặc gần sắc thái nghĩa.

      Chuẩn rồi bác ơi .
       
    • @tkm Anh biết từ ẩn dụ từ đầu, viết ngay trong post mà. Nó không sai, nhưng khi dùng không phản ánh được thứ mình cần nên mới đi tìm từ khác chứ. Tóm lại ai dùng thì dùng, anh không dùng
       
    • @tkm Ẩn dụ, hoán dụ đâu phải khái niệm văn học, nó là khái niệm ngôn ngữ, mô tả cách ứng dụng trong giao tiếp thực tế, kiểu "mày trâu nó vừa thôi".

      @tanng Trong trường hợp so sánh, liên tưởng trực tiếp, dùng một thứ cụ thể, dễ hình dung để người khác hiểu một thứ tương đối trừu tượng thường gọi là "hình tượng hóa". Mấy cái khái niệm phổ biến kiểu "chi phí mòn giày", "cây gậy và củ cà rốt" của bọn Tây nhợn đều là hình tượng hóa.

      Chuyện này mô tả quá trình hình tượng hóa, từ tiền căn đến hậu quả:

      Con hỏi bố:
      - Bố ơi, phân chia giai cấp là gì hả bố?
      Bố trả lời:
      - Lấy nhà mình làm ví dụ, bố kiếm tiền thì bố là giai cấp tư bản, mẹ lãnh đạo thì mẹ là chính quyền, con là nhân dân, còn em con là tương lai, cô giúp việc nhà mình là giai cấp lao động.
      Tối hôm đó, em bé ỉa đùn, cậu bé tìm mẹ thì mẹ đang ngủ say, sang phòng cô giúp việc thì thấy bố….
      Sáng hôm sau, bố hỏi:
      - Hôm qua bố giải thích thế con có hiểu ko?
      Con trả lời:
      - Giai cấp tư bản thì đè đầu cưỡi cổ giai cấp lao động, trong khi đó chính quyền ngủ say ko biết gì, tương lai thì ngập trong s*** còn nhân dân thì bất lực.
       
    • @Jingjing ếch đc, vẫn là văn học
       
    • @tanng Nó là ngôn ngữ thông dụng, chỉ có điều nó không làm anh happy thôi
       
    • @Jingjing Anh vẫn luôn là người khó tính mà
       
  • hoặc 1 lối ví von
     
  • Metaphor trong từ điển từ trước đến giờ vẫn là ẩn dụ, có ai tranh cãi bao giờ đâu nhỉ.

    Dĩ nhiên ẩn dụ có thể áp dụng trong văn học, ngôn ngữ, nhưng nó không bị giới hạn trong đó.

    Ẩn dụ là so sánh 2 đối tượng thực tế không liên quan gì đến nhau, nhưng có đặc điểm gì đó liên quan. Sự so sánh có thể ngắn gọn, "ông ta nhìn như lợn", nhưng có thể là cả một ý tưởng, hoặc cả câu chuyện, chẳng hạn chuyện ngụ ngôn.
Viết bình luận mới
Website liên kết