Avatar's TanNg

Ghi chép của TanNg

Brexit, Donald Trump và Long Tail theory

Lý thuyết Long Tails có thể sử dụng để giải thích hiện tượng Brexit và Donald Trump khi mà người ta rất ngạc nhiên tại sao phe thắng thế về phiếu bầu, hoặc phe được ủng hộ mạnh lại không có những lập luận mạnh mẽ, thuyết phục về lợi ích. Khi mà các nhà phân tích lớn, các lý thuyết lớn nghiêng về ủng hộ Bremain vậy mà họ vẫn thua.

Nhiều người rất ngạc nhiên và thường đi tới các kết luận kiểu như: đám đông thì ngu dốt thôi, thất bại của phương pháp bỏ phiếu đám đông, cực đoan chiến thắng, lũ người già ăn bám lên tiếng, v.v.v..

Tuy vậy, nếu sử dụng metaphor của Long Tails theory thì có thể nhìn thấy phe chiến thắng không chỉ chiến thắng mà họ còn đúng đắn hơn, lý do của họ hợp lý hơn, chỉ có điều chúng ta không thể nhìn thấy và không nhận biết được lý do đó thôi.

Lý thuyết Long tails mô tả hiện tượng khi mà phần đầu, phần nổi bật tuy có sức nổi bật rất lớn, nhưng sức mạnh tổng hợp lại chỉ bằng 10%, kém hẳn so với phần đuôi nhỏ lẻ, chi tiết nhưng chiếm tới hơn 80% sức mạnh. Lý thuyết Long tails thường phát huy khi số lượng phần tử tham gia cỡ trên 1,000, nếu đơn vị triệu hoặc hàng trăm triệu thì nó sẽ còn thể hiện mạnh mẽ nữa. Có thể quan sát điều này trên youtube và Mạng xã hội kiểu FaceBook, khi mà các post nhỏ lẻ có sức mạnh tổng hợp vượt trội các top posts.

Cụ thể trong trường hợp Brexit, các bài phân tích, các nhà phân tích lớn tập trung vào vài chủ đề, vài vấn đề lớn, các vấn đề này có ảnh hưởng ở quy mô lớn, đúng đắn nhưng số lượng hạn chế và phản ánh các lo ngại ở mức vĩ mô. Tuy nhiên mấy chục triệu dân Anh họ có mấy chục triệu lý do, mỗi người có lý do riêng, có cảm quan riêng, mỗi người như một cái nano-radar bắt sóng và cảm thụ ảnh hưởng bất lợi của EU lên đời sống của họ, nhận thức được sự hợp lý của việc tách rời khỏi EU sẽ mang lại lợi ích gì cho họ. Vì lý do của họ khác nhau nên nó không thể tập hợp lại để tạo thành các lý do đủ lớn để xuất hiện để xuất hiện trên truyền thông hay lan truyền trên MXH. Từ đó mặc dù sức mạnh của nó rất lớn tới mức thắng được cuộc bỏ phiếu, nhưng chúng ta không cách nào cảm nhận được.

Nói đơn giản trong một câu: Brexit là kết quả của việc 15 triệu lý do nhỏ lẻ đã chiến thắng 100 lý do lớn.

p/s. Do không có thời gian và thu thập đủ hứng nên mình viết kiểu tán nhảm, note nhanh ý tưởng, ai quan tâm thì đọc nắm ý. Không có ý định tiếp nhận phản biện, không có ý định thuyết phục, không có ý định giải thích sâu.
2831 ngày trước · Bình luận · Loan tin
CONGTM09 , leicas4 người nữa
·  

23 bình luận

  • nếu dùng metaphor theo ngữ cảnh này thì em nghĩ dịch là "phương pháp luận" là khá phù hợp
     
  • Anh áp dụng Long tail ở đây không hẳn đã đúng.

    Số lượng người thì nhiều, nhưng lý do thì chỉ xoay quanh vài vấn đề chính thôi. Có 15 triệu người thật nhưng lý do thì chỉ khoảng 10-20 thôi.

    Bảo Brexit thắng là nếu áp dụng qúa ván 50%. Nếu áp dụng luật phải trên 2/3 đồng ý (như thông qua điều luật ở quốc hội chẳng hạn) thì lại coi là thất bại.
     
  • Cái lúc vào EU có trưng cầu ý dân ko nhỉ. Lúc đó những người ủng hộ "Brenter" đã phân tích những gì, có ai đó review lại xem đã như thế nào chưa.

    Người già hay nhớ quá khứ. Cỏ ngày xưa xanh.
     
  • Thất bại của Brexit không phải là đi hay ở lại EU mà là việc đoàn kết người dân khi họ đã ra quyết định.
    Lúc cần củng cố niềm tin cho người dân thì bên thua cuộc bao gồm người hèn là thủ tướng lại giận dỗi xin từ chức.
    Nó như việc bọn mày gây ra hỗn loạn thì tự đi mà giải quyết, đó là việc làm vô trách nhiệm.
    • @andydoan Nói "giận dỗi từ chức" thì không chắc đã đúng bác ơi. Khi người ta nghĩ quan điểm của mình không còn phù hợp với đại đa số người dân thì người ta chuyển sang cho người phù hợp hơn, có thể đóng góp nhiều hơn thôi. Em nghĩ đó là 1 nét của dân chủ thực sự.
       
    • @andydoan Mình không nghĩ là hèn.
      Mà bạn hiểu thế này.
      Trong đảng Bảo thủ của TTg Cameron, có 1 phe Brexit rất mạnh, và khá là nực cười nếu TTg của phe Bremain lại làm quá trình Anh rời khỏi EU.
      Với cả, trước cuộc trưng cầu, ông TTg cũng nói là sẽ nghỉ nếu phe Bremain thất bại.
      Thực hiện cam kết với cử tri thì ko có gì là hèn cả.
       
    • @NDT206, @ntvim88:
      Điều em muốn nói ở đây là ông ta xin từ chức trong và ngay sau khi biết mình thua (áp lực vô hình). Dân Anh đang hoang mang mà ông ta làm như vậy lại càng làm tăng sự hỗn loạn. Cho dù ông ta ủng hộ ở lại và thua cuộc thì ông ta vẫn có cách để làm giảm căng thẳng, trấn an dân chúng. Tuy ông ta thua cuộc nhưng ong ta vẫn có thể đại diện cho nước Anh rời khỏi EU, điều đó chẳng có gì đáng xấu hổ cả. Viẹc ông ta cần làm trước tiên là trấn an mọi người và cố gắng đoàn kết người dân, ngăn sự chia rẽ nội bộ, chứ không phải là tuyên bố từ chức.
       
  • Để trở thành 1 nhà nghiên cứu chuyên nghiệp kể ra cũng không phải dễ. Chém gió thì vẫn dễ hơn.
     
  • Châu Âu thủa xưa, dân làng có thể vote thiêu sống một người phụ nữ trí thức, vì cho rằng bà ta là phù thủy. (metaphor)
    Ý kiến đám đông không phải lúc nào cũng là đúng đắn.
     
    • @goldensea80 đúng đắn là so với cái gì nữa. Loài người cũng như tất cả các loài sống theo bầy đàn tồn tại được là do tuân thủ theo số đông
       
    • @thinker tồn tại theo số đông, nhưng tiến hoá là số ít
       
    • @thinker Dĩ nhiên, bản thân "các loài sống theo bầy đàn" đã bao gồm nội hàm tẩy chay sự khác biệt. Nói chung, sống theo bầy đàn là một chiến lược có ý nghĩa tiến hóa, chủ yếu ở khía cạnh lấy sức mạnh để đè bẹp cộng đồng khác.

      Còn đúng đắn ở đây theo nghĩa, ý kiến của số đông có thể đi ngược lại với lợi ích của chính bầy đàn đó, thì là không đúng đắn.
       
    • @goldensea80 ngược lợi ích trọng một số trường hợp là đương nhiên. Giống thấy nóng rụt tay là phản xạ sinh tồn quý báu. Nhưng cũng có khi vì rụt tay mà làm vỡ cái bình chục tỷ. Lúc đó ko thể chửi cái bản năng kia được đâu, mà còn chưa biết cái bình có quý báu ko. Đúng đa phần là được.
       
    • @tanng ví dụ trên có phải metaphor ko bác?
      - bình quý: lợi ích vĩ mô nhưng mơ hồ và ko định giá ngay được, có trường hợp còn ko hiện thực hóa được
      - bỏng tay: lợi ích sát sườn (nhưng về lý thuyết có thể phương hại lợi ích vĩ mô)
       
    • @thinker Mình không nói cụ thể trường hợp Brexit. Và cũng không nói rằng giả sử số ít nắm quyền nên đi ngược lại ý kiến đám đông cho dù tin chắc rằng ý kiến đám đông không đúng đắn. Mình không bàn về chính sách. Cũng không chửi cái tâm lý đám đông ấy, mà nêu ra một hiện tượng là như thế.
      Còn dẫn chứng về ý kiến đám đông không đúng đắn có đầy dẫy trong lịch sử, như thuyết địa tâm, hay kể cả tâm lý của các cộng đồng hồi giáo cực đoan hiện nay.
      Ẩn dụ về phản xạ sinh học trong trường hợp này là đơn giản hóa quá mức với hành vi tâm lý xã hội phức tạp này.
       
    • @thinker Đúng là metaphor tốt trong trường hợp cụ thể Brexit.
      Nhưng không phải metaphor tốt đối với ý của mình nêu ra.
       
    • @thinker

      Nó là metaphor đấy, giúp hình dung đơn giản một quy luật bằng một trường hợp dễ hiểu khác. Có một triệu metaphor để hình dung một việc, để thử tìm ra một quy luật của một sự việc. Cái chính là không có metaphor nào đúng hay sai, nó chỉ là một kiểu, một hình mẫu để giúp mình nhìn vào sự việc. Ví dụ Long Tail metaphor áp cho Brexit, nó chỉ là một cách để phân tích vấn đề, nếu muốn biết nó tốt tới đâu, chuẩn xác không còn phải nghiên cứu chán. Nhưng nếu áp metaphor đó theo cách phân tích trên, tự dưng sẽ thấy trường hợp của Donald Trump, Brexit và rất nhiều cuộc cách mạng khác tại sao nó có thể diễn ra, mặc dù từ đầu nhìn bên ngoài nó rất vô lý, chỉ vì từ lúc đó chưa thể nhìn thấy sự có lý của nó.

      Câu chuyện là bác biết càng nhiều metaphor, bác sẽ càng thông minh hơn. Đâm ra nhiều lúc thông minh cũng luyện tập được
       
  • Mấy ông ở trên stupid vãi, theo đúng nghĩa full of confidence
     
  • > Mấy ông ở trên stupid vãi, theo đúng nghĩa full of confidence
    Đồng ý với bác, mấy ông ở trên stupid vãi
Viết bình luận mới
Website liên kết