Avatar's ntmj27

Ghi chép của ntmj27

Chuyện công bằng

Đi học về con bé mếu máo, hóa ra giờ kiểm tra bài nó và bạn giống nhau mà bạn điểm cao hơn, đơn giản vì bạn đi học thêm còn nó thì không. Mình bảo: con ạ, đời rất công bằng, con muốn cái gì thì đều phải trả một cái giá tương ứng với nó; chỉ có điều cái giá đó là do con trả hay do bố mẹ trả thôi.
2808 ngày trước · Bình luận · Loan tin ·  

16 bình luận

  • Biết bài làm giống nhau thì chỉ có 2 cách:

    1. Copy. Cái này thì ông bố nên dậy lại con.

    2. Lấy bài bạn ngồi so từng câu từng chữ một, thấy bài nó y chang mình mà điểm nó cao hơn nên mếu máo khóc. Cái này ông bố cũng dạy lại con cái tính ganh đua thành tích nhỏ nhen như vầy.

    Cái việc ông bố dạy trong bài viết chả có tính giáo dục con trẻ gì cả. Còn muốn nói chuyện người lớn, đừng lôi con trẻ vào.
     
    • @kekin 1. Bài kiểm tra toán, giống nhau là bt

      Còn đây là cách dạy con của mình, đời vốn không phải là màu hồng, không cần thiết phải vẽ ra cái màu hồng trước mắt đứa trẻ để rồi đến lúc nó ra đời rồi bị sốc.
       
    • @ntmj27 dân Nghệ bọn mình ngay từ nhỏ đã được dạy, đời nó cay nghiệt lắm, không lo mà học cho giỏi, lớn lên cháo không có mà húp đâu con ạ.
       
    • @ntmj27

      Đúng là không cần vẽ thứ mầu hồng và che lấp thực tế, nhưng có hai vấn đề. Một là, phải xem trẻ con nhận thức tới đâu, bị ảnh hưởng bởi những thông tin đó theo hướng nào. Quan niệm chỉ là quan niệm, tác động thật sự lên con cái mình mới là cái quan trọng nhất, nếu kết quả sai thì nên thay đổi quan niệm. Hai là, nếu chỉ đọc theo những dòng bạn nói ở đây thì thuần tiêu cực, không thấy nét tích cực.

      Hồi lâu lắm rồi mình có bình luận trên LinkHay là những người gửi link tiêu cực quá nhiều, sẽ có lúc gây hại cho chính họ và gia đình họ. Bởi vì nếu mình để đầu óc mình rơi vào vòng xoáy tiêu cực, thì mình sẽ rèn luyện toàn thói quen phản ứng tiêu cực, dần dà thành lối sống tiêu cực, thậm chí tác động đó sẽ sang cả những người xung quanh mình. Trong khi đó cuộc sống muốn được phát triển, thành công, vui vẻ thì lại phải nhờ những thứ tích cực.

      Trẻ con nó cần năng lượng để sống, cần niềm tin để cố gắng. Tiêu cực giúp triệt đi những thứ đó, tích cực nuôi dưỡng những thứ đó. Thế giới đúng là rất đen, nhưng vẫn cần phải cố nhìn nó bằng mầu hồng.

      Góp ý hơi rắn, nhưng nói thẳng đó.


      Còn đây là cách dạy con của mình, đời vốn không phải là màu hồng, không cần thiết phải vẽ ra cái màu hồng trước mắt đứa trẻ để rồi đến lúc nó ra đời rồi bị sốc.
    • @tanng Không chỉ nhận thức đến mức nào mà còn phải xem cảm xúc của con đến đâu, tác động thế nào đến suy nghĩ và tiềm thức của chúng nó. Bố mẹ phải tập quan tâm điều này ngay từ lúc sinh con ra, đừng để đến lúc chúng nó lớn rồi mới giật mình. Like bác vì sự tích cực, thiệt quá mệt mỏi với mấy thứ tiêu cực của người lớn rồi.
       
    • @TanNg Sáng ra hắt xì liên tục, mò lên thấy em thấy cái cmt này mới hết
       
    • @wasamala Hề hề, cái này gọi là mầu hồng không ngây thơ.
       
    • @TanNg chuẩn luôn!!! Em lớn lên trong sự tiêu cực, từ trong nhà, ra ngõ, đến trường lớp. Và giờ, em lựa chọn cách sống "tự vẽ màu hồng" cho mình. Thấy cuộc sống mà luôn nhìn vào mặt tích cực của vấn đề sẽ dễ sống và vui vê hơn rất nhiều ^^. Em copy câu này của bác nhé?
       
    • @ntmj27 em nghĩ bé háo thắng như vậy bác nên truyền cảm hứng cho bé làm người dân đầu, truyền đam mê học tập tìm tòi, ganh đua của bé.

      Em chưa có con nhưng em nghĩ em sẽ nói bé con phải làm tốt hơn nữa để được điểm cao hơn bạn.

      "Nếu ba là cô giáo hoặc người lãnh đạo, ba sẽ thấy được tố chất của những con người khác nhau, nên mức đánh giá/ điểm số khác nhau. Có thể con chưa cố gắng nỗ lực hết mình nên điểm số thấp hơn bạn. Nhưng mức đánh giá/điểm số này sẽ thay đổi qua quá trình cố găng của con. Nếu con cố gắng hơn thì chắc chắn ba sẽ xem sét lại đánh giá/điểm số này thông qua một bài kiểm tra khác và cô giáo con cũng vậy.

      Nên lần sau con chỉ có thể so sánh điểm số của con với bạn khác khi con chắc chắn rằng con đã nỗ lực cố gắng hết mình. Nếu điểm số của con vẫn thua họ, tức là con phải cố gắng hơn nữa, chừng nào hơn được họ thì mới thôi"
       
  • Cuộc sống vốn công bằng, giáo viên nó tham lam, phân biệt mà bóp méo đi thì về bác phải bóp lại cho nó thẳng chứ? Nói cho nó hiểu thế nào là đúng là sai vạy, bác nói như kia là cổ vũ cho giáo viên làm thế à? Con bác nhận thức theo cách đó sau nó lại thành những kiểu như tay giáo viên kia thì sao?
     
  • điểm bằng nhau nhưng chắc chắn niềm vui của con to hơn niềm vui của bạn đó
     
  • Hồi bé em bị điểm thấp thì bố em cũng chỉ cười và giúp tìm chỗ sai thôi, nên bản thân em cũng ít khi so sánh mình với người khác. Em nghĩ ở đây bác chỉ nhìn thấy cái ngọn là điểm chênh nhau và giải thích tiêu cực cho bé, mà không giải quyết cái gốc là tính ganh đua của bé.
  • Thay vì giải thích cho con tại sao điểm của nó thấp hơn bạn, em thích hướng dẫn nó cách không cần quan tâm tới điểm số và làm sao để vui vẻ khi đi học hơn
     
  • Em thì nghĩ là nếu trẻ còn nhỏ thì dậy thế sớm quá sợ cái xấu sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. để học được các vấn đề cuộc sống không mầu hồng thì trẻ phải được dậy làm người tốt trước tốt như mấy ông tiên trong truyện cổ tích và có bản lĩnh tức là khả năng nhận thức và hiểu được vấn đề trước sau đó mới nên va vấp các vấn đề màu đen trong xã hội. Và người giữ cho trẻ một thế giới màu hồng để trưởng thành chính là cha mẹ chúng.
     
  • Mình cũng kể cho bạn 2 câu chuyện.

    Chuyện 1: Hồi đi học, khi trả bài kiểm tra toán mình và đứa bên cạnh cùng làm sai một lỗi nhưng nó được 9 điểm, mình chỉ được 8. Mình lấy bài nó lên khiếu nại với cô giáo. Cô hỏi mình có biết mình kém nó ở chỗ nào không. Mình lí nhí trả lời: Em ko biết, chắc là bài của em bẩn hơn. Sau đó cô giúp mình chỉ ra những điểm không hợp lý trong cách thức trình bày một bài giải. Do đứng trước lớp nên mình xấu hổ ngượng chín mặt.

    Chuyện 2: Mình không có thói quen cho tiền người ăn xin, kể cả lúc đang đi chơi với người yêu hay tán gái cũng nhất quyết không cho. Thế nhưng có một lần khi đưa đứa em nhỏ đi chơi gặp người xin tiền, mình vẫn đưa cho họ. Mình ko muốn phải giải thích với một đứa trẻ con rằng những người kia không nghèo đâu, tý nữa lại có người đến đón. Đối với tuổi của nó việc này hơi phức tạp và không cần thiết.

    Trong chuyện con nhà bạn, cái công bằng xã hội với nó xa vời và khó hình dung lắm. Nó đơn giản chỉ cảm thấy đang bị bắt nạt và muốn bố mẹ bênh vực thôi. Ở tuổi của nó, bố mẹ như thần bảo vệ ấy. Câu trả lời khó hiểu của bạn sẽ làm nó cảm thấy hơi hoang mang vì có những lúc mà bố mẹ cũng không bảo vệ được nó. Còn việc sợ nó shock khi ra đời thì bạn không phải lo, bây giờ đầy con giời lười chảy thây ra kìa nhưng vẫn ngoạc mồm kêu xã hội bất công, kiểu gì từ nay đến lúc trưởng thành con bạn chẳng được thấm nhuần tư tưởng này
     
  • Tui còn bị thế này đau hơn. Tui và bạn gái cùng học thêm 1 lớp kế toán. Đến khi kiểm tra cuối khóa, bạn gái chả hiểu gì, chỉ ngồi chờ tui chỉ cách giải đề bài, hay là cho cho bạn gái coi bài giải của mình để copy (vì thi hướng nghiệp như thế thì giám thị canh thí sinh ko gắt gao lắm). Nghĩa là mình chắc mẩm về giá trị "gốc" của bài thi của mình. Đến khi nhìn bảng điểm thì không thể tin nổi: nhỏ bạn gái được 10 điểm, còn mình thị bị điểm 8 !
     
Viết bình luận mới
Website liên kết