Avatar's Loveslavengok

Ghi chép của Loveslavengok

Nguyên nhân và cách chữa đau răng cụ thể cho từng trường hợp

Đối với những ai đang chịu những cơn đau răng hành hạ ngày đêm thì mỗi quan tâm duy nhất chính là cách chữa đau răng nào hiệu quả. Một số gợi ý sau đây sẽ giúp bạn có những thông tin cần thiết về phương pháp điều trị.

 Có những nguyên nhân nào gây đau răng?

+ Sâu răng: Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất gây nên tình trạng đau răng chính là sâu răng. Khi vi khuẩn tồn tại trên mảng bám sẽ tác dụng vào chất đường còn lại trên răng tạo ra axit ăn mòn men răng bên ngoài, tạo nên những lỗ sâu bên trong thân răng.

+ Viêm nướu: Đây là tình trạng viêm của mô mềm và tiêu ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng. Bệnh nướu răng gây bởi các độc tố được tiết ra từ vi khuẩn trong mảng bám tích tụ theo thời gian dọc theo đường viền nướu và trên thân răng.

Một số cách chữa đau răng hiệu quả ai cũng cần biết 1

Đau răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân

+ Mọc răng khôn: Răng khôn mọc sau cùng trên cung hàm khi mọc thường gây nên cảm giác đau nhức dữ dội, khiến hàm bị cứng, sưng má và khó ăn nhai. Răng khôn cũng thường gây nên tình trạng viêm nhiễm và những biến chứng khá nguy hiểm.

Ngoài những nguyên nhân cơ bản trên đây thì hội chứng khớp thái dương hàm cũng như cấu trúc răng bị tổn thương khi va đập cũng gây nên tình trạng đau nhức răng.

 Cách chữa đau răng hiệu quả mà bạn nên biết

Cách chữa đau răng hiệu quả cần căn cứ vào nguyên nhân thực tế gây đau răng. Sau đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo.

+ Khi đau răng do sâu răng, viêm tủy

Nếu đau răng có nguyên nhân do sâu răng và chưa ăn sâu vào tủy thì cần thiết phải được làm sạch vết sâu tức là loại bỏ phần ngà mủn chứa các vi khuẩn gây bệnh và hàn trám với vật liệu composite để tạo hình lại cho răng. Trường hợp răng đau nhức khi bị vỡ mẻ cũng có thể điều trị bằng cách hàn trám hoặc bọc răng sứ.

Có khá nhiều trường hợp sâu răng không được điều trị triệt để dẫn đến viêm tủy răng. Đau tủy răng là một cấp cứu nha khoa mà nhiều khi sử dụng thuốc cũng không thể điều trị triệt để được .

Nếu đau răng giảm thì không cần lấy bỏ tủy răng, thời gian theo dõi khoảng sáu tháng. Nếu đau răng tăng lên thì cần lấy bỏ tủy, bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây tê tại chỗ quanh chân răng và khoan mở tủy, xác định chiều dài ống tủy bằng máy đo độ dài (máy apex locator), lấy sạch tủy và tạo hình hệ thống ống tủy để các ống tủy có hình thuôn thích hợp cho việc hàn kín ống tủy bằng gutta-percha.

Vật liệu gutta-percha có đặc tính khi nguội sẽ co lại, do đó gutta-percha sau khi nguội sẽ được ép chặt vào các thành ống tủy bằng các cây lèn thích hợp, sau đó bác sĩ tiếp tục bơm thêm gutta-percha, lỗ sâu thân răng sau đó sẽ được hàn bằng amalgam hoặc composite.

Một số cách chữa đau răng hiệu quả ai cũng cần biết3

Loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trên cao răng bằng cách lấy cao răng

+ Đau răng do các bệnh về nha chu

Cao răng chính là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng viêm nướu, viêm nha chu, do đó để điều trị bệnh viêm nha chu thì quan trọng nhất là nha sỹ cần loại bỏ hoàn toàn các mảng bám cao răng tồn tại dưới nướu, kết hợp với sử dụng thuốc kháng sinh để giảm đau. Khi cao răng được làm sạch thì tình trạng viêm nhiễm cũng giảm dần. Hiện nay, việc lấy cao răng bằng máy siêu âm sẽ giúp làm sạch hoàn toàn cao răng dướu nướu và không gây đau nhức cho bệnh nhân.

Trường hợp viêm nha chu mức độ nặng, nướu bị tụt không thể phục hồi thì nha sỹ cần thực hiện phẫu thuật ghép vạt nướu để điều trị.

+ Đau răng do mọc răng khôn

Khi răng khôn mọc lệch mọc ngầm thì cách chữa đau răng duy nhất là nhổ bỏ răng khôn để loại bỏ các biến chứng có thể xảy ra. Với trường hợp nhức răng sưng má do răng khôn mọc trùm lợi thì nha sỹ sẽ sử dụng thủ thuật cắt bỏ phần lợi trùm để răng mọc bình thường.

+ Sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh

Song song với một số cách chữa đau răng cụ thể thì một số loại thuốc cũng thường được sử dụng để điều trị ngoại trú trong các trường hợp đau răng như: thuốc giảm đau: paracetamol, aspirin và thuốc kháng sinh như: amoxicyclin, tetracylin, doxycyclin, spiramycin, phối hợp với metronidazol.

Các loại thuốc kháng sinh sẽ có tác dụng làm giảm sưng và tiêu viêm hiệu quả. Sử dụng đúng liều lượng trong vòng 3-4 ngày, bạn sẽ thấy hiện tượng đau răng sưng hàm thuyên giảm hẳn. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng thuốc một cách tùy tiện mà cần theo chỉ dẫn cụ thể của nha sỹ về loại thuốc và liều lượng.

Nguồn: http://tramrangthammy.com/mot-cach-chua-dau-rang-hieu-qua-ai-cung-can-biet.html

2356 ngày trước · Bình luận · Loan tin
·  

0 bình luận

Viết bình luận mới
Website liên kết