Avatar's honglamsg

Ghi chép của honglamsg

[AMA] Thảo luận về Thiền

Sau một thời gian suy nghĩ, cân nhắc, chúng tôi quyết định mở link AMA (Ask Me Anything) này để thảo luận về THIỀN nhằm giúp cho những người quan tâm đến THIỀN có cái nhìn rõ hơn, định hướng đúng đắn hơn và có thêm hứng thú, động lực để có thể thực sự bước vào con đường THIỀN vì lợi ích của chính người đó và những người xung quanh.

Trước hết, THIỀN là cách thức, quá trình thực hành, nỗ lực để buông bỏ. Trong Thiền, chúng ta buông bỏ thế giới phức tạp bên ngoài để đạt đến sự bình an mạnh mẽ bên trong.

Có nhiều phương pháp, con đường để Thiền và vô số thứ được gán ghép với danh từ (động từ) Thiền, nhưng dù gọi tên hay sử dụng phương pháp nào thì phương pháp đó chỉ được gọi là THIỀN nếu nó giúp người thực hành đi đến được dấu hiệu đầu tiên của trải nghiệm THIỀN trong Tâm: đó là khi người thiền buông bỏ thân, ý nghĩ, năm giác quan một cách hoàn toàn, chỉ còn lại một dấu hiệu đẹp đẽ trong Tâm, tạm gọi tên là Nimitta, mỗi cá nhân khi trải nghiệm Nimitta sẽ có cảm nhận riêng rồi từ đó mô tả bằng những từ ngữ rất khác nhau bởi vì Nimitta rất lạ, cá nhân đó chưa bao giờ thấy trước đó, không phải thấy hay cảm nhận bằng năm giác quan và không có gì trong thế gian có thể đem ra so sánh được.

Tuy nhiên, dấu hiệu đầu tiên Nimitta của THIỀN có 6 đặc điểm:

1. Chỉ xuất hiện khá lâu sau khi người thiền đạt được “Hơi thở đẹp”, tức là hơi thở tự động lắng xuống, rất êm dịu, rất bình an khiến cho người thiền thích thú, hài lòng sâu sắc, hạnh phúc một cách tự nhiên.

2. Chỉ xuất hiện sau khi Tâm không ghi nhận được hơi thở nữa, tạm gọi là hơi thở biến mất;

3. Chỉ có mặt khi tất cả năm giác quan [nhìn, nghe, ngửi, nếm, và chạm xúc] đều không có mặt;

4. Chỉ hiện thị trong cái tâm im lặng, khi những ý nghĩ mô tả hay suy lý (đối thoại bên trong) đã hoàn toàn không còn có mặt;

5. Rất lạ, nhưng rất hấp dẫn

6. Là một đối tượng giản dị, giản dị một cách vô cùng đẹp đẽ.

Nếu một người nào đó nói rằng tôi đang THIỀN mà chưa thực sự trải nghiệm Nimitta thì người đó vẫn chỉ đang mày mò trên con đường để tìm đến THIỀN chứ chưa thực sự gọi là THIỀN, quá trình mày mò đó có thể đến được với THIỀN hoặc có thể chẳng đi đến đâu cho đến lúc người đó qua đời.

Trong khuôn khổ của link này, chúng ta chia sẻ trao đổi về tất cả các vấn đề xung quanh, liên quan đến THIỀN với định nghĩa trên đây về sự trải nghiệm thực chứng đầu tiên về THIỀN trong Tâm. Các định nghĩa khác có tính chất lý thuyết, đức tin tôn giáo chỉ có giá trị tham khảo.

Ngoài ra, chúng ta có có thể làm rõ trước Nimitta là gì: chánh niệm tỉnh giác, hộ trì 6 giác quan, 5 chướng ngại của thiền,.. sau Nimitta là gì: 4 tầng Thiền sắc giới: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền; 4 tầng Thiền Vô Sắc Giới: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Niết Bàn. Hoặc có thể trao đổi tại sao phải Thiền, lợi ích của Thiền, Thiền và Trí tuệ, giác ngộ, khoa học, sức khỏe, trí tuệ thâm sâu, giải thoát, khổ, vô ngã, vô thường, chân hạnh phúc, an lạc…

Mọi trao đổi đều thông qua phương tiện ngôn ngữ, mà ngôn ngữ không phải là chân lý, ngôn ngữ chỉ là tấm bản đồ để hướng dẫn mỗi người tự đi tìm chân lý, tự trải nghiệm chân lý. Do vậy, quá trình trao đổi không thể kết luận được đúng sai, thắng thua mà chỉ là để tham khảo. Các trích dẫn sách vở, đức tin tôn giáo hay bất kỳ lời dạy của các bậc vĩ nhân, giáo chủ nào đều chỉ có giá trị tham khảo.

Mọi trao đổi nên hướng tới sự làm rõ các vấn đề khách quan liên quan đến THIỀN, không tấn công, đánh giá quan điểm, nhân cách, đạo đức của bất kỳ cá nhân nào khi tham gia trao đổi.

Với hiểu biết và trải nghiệm thực chứng sau một khoảng thời gian nghiên cứu và thực hành Thiền, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ, trả lời, giải thích, làm rõ những thắc mắc của những người quan tâm đến THIỀN. Những gì ngoài hiểu biết, trải nghiệm, chúng tôi sẽ nói rõ là không biết, không giải thích được, các bạn có thể tìm hiểu, tham khảo từ các nguồn khác.

Mọi cá nhân nếu cũng có quá trình nghiên cứu, thực hành, trải nghiệm và thực chứng về Thiền đều có thể tham gia chia sẻ thêm, giải thích làm rõ thêm.

2506 ngày trước · Bình luận · Loan tin
BoKua , thinker6 người nữa
·  

96 bình luận

  • Dạ, để cuộc thảo luận trao đổi đến được với nhiều người, bác có thể giới thiệu một chút về Thiền để nhiều người hiểu và nắm được cùng không bác?
     
    • @tantam định nghĩa "dấu hiệu đầu tiên của trải nghiệm Thiền trong Tâm", tạm gọi là Nimitta, là cốt lõi đính hướng cho những nội dung thảo luận trong link này, và như thế là đủ cho "giới thiệu một chút về Thiền", để mở rộng và làm rõ thêm, bạn hoặc những người quan tâm có thể đặt câu hỏi rồi từ từ sẽ đi vào cụ thể chi tiết.

      Còn yêu cầu tóm lược về Thiền trong một đoạn ngắn để "nhiều người hiểu và nắm được cùng" như bạn muốn thì e rằng là không thể, vì làm được thế thì có lẽ cả thế giới đã chứng đắc Thiền cả rồi.
       
  • Với hiểu biết và trải nghiệm thực chứng sau một khoảng thời gian nghiên cứu và thực hành Thiền, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ, trả lời, giải thích, làm rõ những thắc mắc của những người quan tâm đến THIỀN.

    "chúng tôi" là những ai vậy bác?
     
    • @kanishi "chúng tôi" là đại từ tạm dùng nhằm quên đi "cái tôi, cái tự ngã", phần nào gạt đi tâm lý "chấp vào ý kiến, quan điểm cá nhân" để hướng tới sự thật khách quan trong quá trình thảo luận.
    • @honglamsg Tức là những điều bác nói không phải là ý kiến của bác mà là "sự thật khách quan"?
       
    • @kanishi vì đó là những trải nghiệm thực chứng, là điều chúng tôi muốn hướng tới, vì nhu cầu và lợi ích của những người quan tâm đến Thiền, chứ không có ý định chứng minh quan điểm cá nhân, chứng tỏ bản thân hay quảng cáo vì lợi ích vật chất hay tinh thần của chúng tôi. Mục đích của AMA này là vậy.
       
    • @honglamsg hiểu là vậy. nhưng viết cái post trên là là của riêng bác viết, một mình bác nghĩ ra việc viết cái post này trên LH hay còn ai viết chung với bác?
       
    • @gomugomu1410 một mình honglamsg viết post và trả lời, tuy nhiên những điều được viết ra không phải là quan điểm cá nhân, đại diện cho cá nhân honglamsg, và càng không chứng minh, chứng tỏ điều gì về honglamsg. honglamsg chẳng là ai cả. Nên tập trung vào những gì được thảo luận, xem có tham khảo được gì về Thiền, khai thác được hiểu biết, kinh nghiệm gì về Thiền từ honglamsg để mang lại được lợi ích thiết thực cho bản thân khi dành thời gian vào đây hay không.
       
    • @kanishi Chúng tôi, bao gồm Ban chấp hành TW và toàn thể đại biểu cũng như tiệc viên, nay ra nghị quyết như sau: abcxyz. Không có cá nhân trong tiệc, tất cả là trách nhiệm tập thể, thành tựu tập thể. Nay xin kính báo!
      @honglamsg Hiểu biết, kinh nghiệm của bác thì sao lại có thể không phản ánh chút nào của bác? Hay phải "thiền" đến mức nào đó mới hiểu được hoặc đạt được mức chỉ là tấm gương trong suốt phản chiếu lại hoàn toàn và chân thực thế giới?
       
    •  
    • @duy_truong em cũng hơi bị thắc mắc, một mình bác ấy viết nhưng lại "không phải là quan điểm cá nhân" thì hẳn là copy paste ở đâu đó
       
    • @kanishi Có nhiều cái lắc léo mình chưa hiểu được, tốt nhất là hỏi thẳng bác ấy.
       
    • @duy_truong sau khi bạn trải nghiệm Nimitta, thì những gì bạn trải nghiệm tiếp theo không liên quan đến những hiểu biết, nền tảng giáo dục, thành kiến, quản điểm cá nhân, trải nghiệm trước đó của cá nhân bạn, chính những cái đó làm cho bạn trở nên Vô Minh, tâm bạn bị ô nhiễm, bị che mờ. Còn khi bạn đã trải nghiệm Nimitta rồi, tâm bạn đang được làm trong sạch, ko bị ô nhiễm, che mờ, như cặp kinh đã được lau sạch bụi, hơi nước, bạn nhận thức chân lý, sự thật vì nó đang khách quan là như vậy, nó không khác được, không có thành kiến, quản điểm cá nhân, nền tàng giáo dục nào thay đổi chi phối sự thật đó. Cho nên khi thảo luận về những sự thật hoàn toàn khách quan, quan điểm cá nhân của honglamsg là ko tồn tại.
       
    • @honglamsg Thế sự trải nghiệm Nimitta của bác là sự thật khách quan hay chỉ là quan điểm cá nhân của bác? Làm sao bác biết được? Em hỏi nốt câu này về đề tài này.
       
    • @duy_truong Trải nghiệm Nimitta là trải nghiệm mang tính cá nhân, khó mô tả bằng ngôn ngữ. Còn biết được đó là Nimitta (chỉ là tên gọi) vì nó có 6 đặc điểm được nêu ra ở đầu AMA này.

      Nếu bạn quan tâm đến Thiền, bạn cứ thoải mái đặt câu hỏi.
       
    • @honglamsg Tạm thời mình chỉ quan tâm đến đây thôi. Xin nhường lại cho các bạn khác.
       
    • @honglamsg Cảm ơn bác đã dành thời gian và công sức.
       
  • Các bác có thể tham khảo thêm để vấn đề trở nên dễ hiểu hơn ạ https://ltus.me/FqV
     
  • What's meaning of life? Meditator: I don't really know, computers are down...
     
  • Kinh doanh mà thiếu thiền định. Đôi khi phá hỏng cả cơ đồ gây dựng.
    Từng là người tập thiền và có kết quả tốt một cách tự nhiên về mặt tâm lý. Tự dưng cuộc sống cứ màu xanh. Muộn phiền giảm bớt, k gay gắt với mọi người....
    Để nói về thiền e rằng vài ba câu chữ k đủ...
     
    • @hungskate chúc mừng bạn đã có "kết quả tốt một cách tự nhiên về tâm lý", những gặt hái có ý nghĩa giúp ta có thêm nhiều động lực, niềm tin trên con đường đến với Thiền, tuy nhiên nếu bạn chưa trải nghiệm Nimitta và những cái sau đó, thì đó có thể kết quả bạn có được là từ việc bạn đang thực hành con đường đến với Thiền, chẳng hạn như kết quả của Giữ Giới, của Hộ trì 6 căn, của Chánh niệm tỉnh giác. Mặc dù những kết quả thu được này là rất tuyệt diệu, nhưng vẫn chưa phải là kết quả của Thiền.

      Còn nếu bạn đã thực sự trải nghiệm Nimitta và những cái sau đó, xin vui lòng chia sẻ những trải nghiệm đó để những người quan tâm được tham khảo.
  • 3. Chỉ có mặt khi tất cả năm giác quan [nhìn, nghe, ngửi, nếm, và chạm xúc] đều không có mặt;

    4. Chỉ hiện thị trong cái tâm im lặng, khi những ý nghĩ mô tả hay suy lý (đối thoại bên trong) đã hoàn toàn không còn có mặt;


    Vậy " Thiền " khác " Ngủ " ở chỗ nào?
     
    • @kien8 Trong ngữ cảnh này, sự khác nhau: "Thiền" là tỉnh giác, "Ngủ" là không tỉnh giác.
       
    • @honglamsg Khi năm giác quan đã không có mặt thì sao còn là " tỉnh giác " đc
       
    • @kien8 trải nghiệm Nimitta mà được nhận thức không phải thông qua 5 giác quan, Tâm có thể thoát ra khỏi trạng thái này nếu muốn và có thể ghi nhớ trạng thái này để lại nhận ra nó khi trải nghiệm lại. Còn "Ngủ" (chắc bạn đã trải nghiệm nhiều rồi) thì không tỉnh giác như vậy.
       
    • @kien8 mình không có đủ vốn từ để giải thích. nhưng theo mình cảm nhận, nói một cách dân dã, thiền khác ngủ ở chỗ ngủ là ..ngủ ( cái này khỏi định nghĩa lại) còn thiền đến một độ như kiểu...phê ấy. mình cũng mới thiền, nhưng lúc quen rồi thì quên mọi thứ. còn không có khái niệm thời gian, mình ngồi đã được lâu chưa, cho đến khi báo thức nó kêu.
       
    • @honglamsg giống bị bóng đè nhưng có cảm nhận tích cực hả bác?
       
  • Bác đã trải nghiệm Nimitta chưa ạ?
     
    • @itanium7000 câu này không trả lời trực tiếp vì bạn cũng không kiểm chứng được câu trả lời. Bạn sẽ có câu trả lời cho câu hỏi này sau khi theo dõi các phần trả lời khác trong AMA này
       
  • @honglamsg Không phải ai cũng tự nhiên tìm đến Thiền. Theo anh những ai (tính chất như thế nào) thường có xu hướng quan tâm đến Thiền?
     
    • @vcuong Thiền, tôn giáo hay một dạng tâm linh nào đó thường được người ta tìm đến khi người ta thấy Khổ, Khổ ở đây được định nghĩa là "cảm xúc bất toại nguyện", không phải chỉ Khổ vì thiếu tiền hay bất hạnh như cách hiểu thông thường, Khổ do sinh, già, bệnh, chết, khổ do không đạt được điều mong muốn, khổ do phải gặp người ko muốn gặp, phải xa người không muốn xa, khổ vì chấp vào những gì thu được từ 5 giác quan, từ thành kiến, từ quan điểm, .... Người ta sẽ có xu hướng tìm đến một cái gì đó giúp thoát ra những điều thắc mắc như tại sao ta cứ mãi "bất toại nguyện" mặc dù ta đã nỗ lực, có diệt được "bất toại nguyện" không và làm sao diệt được "bất toại nguyên". Một số tôn giáo và lý thuyết tâm linh sẽ giúp cho họ những điều răn, những lý giải nhằm giải quyết phần nào nhu cầu. Thiền thì không răn dạy, không lý giải mà chỉ ra cách thức, con đường để người có nhu cầu tự thực hành, trải nghiệm, thực chứng và tự tìm ra con đường giải quyết vấn đề "bất toại nguyện" của mình;
       
    • @honglamsg Mình không thấy khổ, thậm chí là thấy cs mình đang vui. Nhưng đầu óc hay tạp niệm, hay phát sinh những ý nghĩ kỳ quái, làm việc không được tập chung. Vậy phương pháp thiền có giải tỏa được vấn đề này không. Mình không tìm kiếm Thiện, vì mình lương thiện sẵn rồi
       
    • @kien8 Bạn có thể thực hành "Chánh niệm tỉnh giác" đã có thể giúp bạn giải quyết được mấy vấn đề bạn nêu ra rồi. Nhưng "Chánh niệm tỉnh giác" không phải là Thiền. Nhưng người ta không thể trải nghiệm Thiền nếu không thực hành Chánh niệm tỉnh giác.
    • @honglamsg bác viết trả lời như vậy giống như câu đố với người muốn tiếp cận vậy
       
    • @ky0nguy3n câu trả lời mang tính khơi gợi, ko phải đáp án, đáp án chỉ có bạn mới tìm được.
      @honglamsg cám ơn anh.
       
  • Nhiều người nói chúng ta có thể thiền trong mọi hoạt động của cuộc sống có đúng ko? Nếu đúng thì có thể vừa quan hệ td (nghiêm túc) vừa thiền đc ko? Vì cảm xúc lúc đó có thể quá mạnh tạo vô minh. Bác có trải nghiệm đó chưa?
     
    • @daicaheb Bác nói đúng, chúng ta có thể thiền trong mọi hoạt động của đời sống. Định nghĩa "mindfulness meditation" là "living in present moment". Từ thiền được dịch sang thì mang nhiều ý nghĩa liên quan đến tôn giáo, nên việc vừa quan hệ tình dục vừa thiền là có thể
       
    • @daicaheb những cái bạn nói KHÔNG được gọi là Thiền mà có thể gọi là Chánh niệm tỉnh giác, hoặc không là gì cả. Bạn có thể xem lại 6 dấu hiệu của trải nghiệm đầu tiên về Thiền, Nimitta.

      Vừa "quan hệ td vừa thiền" như bạn nói, dân tình hay gọi là "chịch trong chánh niệm"
       
    • @lnt4129 "mindfulness meditation" là cách ghép từ khiên cưỡng, mindfulness = chánh niệm là trạng thái của tâm có sự có mặt của 1 hoặc cả 5 giác quan, còn Mediation = Thiền là trạng thái của Tâm ko còn có mặt của 5 giác quan nữa. Người ta có thể dùng Meditation để quảng cáo đây là phương pháp, quá trình hướng tới trạng thái của Thiền, nhưng có tới đc không thì chưa biết.

      Nói ngắn gọn là: chưa trải nghiệm Nimitta thì chưa thể gọi là Thiền mà chỉ gọi là đang tìm cách đi đến Thiền.
       
    • @honglamsg Như vậy có phải mindfulness nằm trên con đường dẫn đến Nimitta ? Vậy có hướng dẫn nào cho người tập luyện đạt Nimitta từ mindfulness ko?

      Có chiều ngược lại ko nghĩa là muốn đến Nimitta bắt buộc phải qua Mindfulness?

      Quay lại câu hỏi ban đầu của e, vậy e hiểu là ko thể có trạng thái thiền trong tất cả hoạt động của chúng ta mà chỉ có mindfulness trong các hoạt động đó có đúng ko?
    • @daicaheb 1+2. Muốn trải nghiệm Nimitta, bắt buộc phải thực hành chánh niệm tỉnh giác, Hướng dẫn luyện tập thì trong sách mình đã giới thiệu trong AMA này
      3. Đúng như thế, và để có đc chánh niệm tỉnh giác trong mọi hoạt động thì phải tập luyện, hầu hết mọi người thường đều không có.
       
  • Em meditate từ đầu năm, thấy được lợi ích rõ rệt như giảm stress, giảm lo lắng, tăng độ tập trung, bớt suy nghĩ lan man.

    Em quan tâm đến meditation (mindfulness meditation) trên khía cạnh khoa học và tâm lý, chứ không phải tôn giáo nên chỉ tập theo ứng dụng Headspace. Nếu bác nào thích có thể thử, rất dễ cho người mới tập (Tiếng Anh): https://ltus.me/MUC
     
    • @lnt4129 Cái bạn trải nghiệm "giảm stress, giảm lo lắng, tăng độ tập trung, bớt suy nghĩ lan man" chỉ mới là lợi ích từ mindfulness chứ chưa phải là Thiền, tất nhiên nó cũng rất lợi lạc và tuyệt diệu cho bạn, người ta cố tình khiên cưỡng ghép 2 từ này chứ mindfulness và meditation là 2 trạng thái khác nhau, sau một quá trình mindfulness + một số cái khác bạn sẽ trải nghiệm Thiền, bạn cũng đã đi được 1 chặng đường đáng kể. Bạn có thể khám phá thêm để thực sự trải nghiệm Thiền.
       
  • Thiền là trạng thái nhập định để sóng rung động của chúng ta hòa nhập tương ứng với sóng rung động nguyên thủy của vũ trụ. Mức độ cảm nhận tùy thuộc vào cảnh giới của mỗi người tu thiền.
     
  • Em hay thiền theo kiểu AQ. có cũng được, không có cũng không sao. theo bác có ảnh hưởng nhiều không
     
    • @akill4u nếu bạn chưa trải nghiệm Nimitta mà bạn vẫn còn cảm tình với Thiền thì cứ tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và thực hành, vì bạn vẫn loanh quanh và chưa đi đến đâu cả.
       
  • "1. Chỉ xuất hiện khá lâu sau khi người thiền đạt được “Hơi thở đẹp”, tức là hơi thở tự động lắng xuống, rất êm dịu, rất bình an khiến cho người thiền thích thú, hài lòng sâu sắc, hạnh phúc một cách tự nhiên."

    Để đạt được hơi thở đẹp phải qua quá trình tập luyện. Theo em biết tập cho hơi thở đạt đc 4 yếu tố "quân, tế, dặm, trường" rất khó. Quân: quân bình, ổn định. Tế: tế nhị nhẹ nhàng. Dặm: sâu, hít thở sâu, ko khí vào tất cả phế nang. Trường: dài, một nhịp thở dài. Bình thg con người ta chủ ý điều khiển hơi thở mới có thể hít thở sâu và dài đc. Đạt tới cảnh giới bác honglamsg đề cập "hơi thở đẹp" gần như là một phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên, những ng mắc bệnh về đg ho hấp (hen xuyễn, viêm xoang...) hoặc cơ địa yếu ớt chắc chắn k thể có hơi thở như ng thường đc, chưa nói đến đạt đến "hơi thở đẹp".
    Câu hỏi của em là mình phải nâng cao sức khoẻ về mặt gân cơ trước rồi mới tập hơi thở đc, có phải vậy ko?
     
    • @mduc theo mình đọc được, và tự luyện tâp, tập thở chỉ sau 1 thời gian ngắn sẽ có hiệu quả tích cực đến sức khỏe, hơn cả physical exercíe ( tất nhiên thể dục rất quan trọng)
       
    • @mduc Nếu bạn chọn Hơi thở làm đối tượng để thực hành chánh niệm tỉnh giác nhằm hướng tới trạng thái Thiền, trong đó đầu tiên là trải nghiệm Nimitta, nghĩa là bạn chú tâm và theo dõi hơi thở, dính chặt tâm và hơi thở, chứ bạn hoàn toàn không điều khiển hơi thở, hơi thở vốn sao cứ để vậy, đừng cố tình điều khiển nó, để nó thật tự nhiên.

      Được một thời gian, thân bạn bất động, ý nghĩ bị dính chặt vào hơi thở, 5 giác quan vắng mặt, toàn Thân và Tâm của bạn không cần nhiều năng lượng nữa, từ nhiên hơi thở sẽ trở nên nhẹ nhàng, lắng xuống, êm dịu và biến mất để Nimitta xuất hiện.

      Cho nên ai cũng có thể thực hành chánh niệm vào hơi thở để hướng tới Thiền, với người bị bênh về hô hấp càng tốt cho sức khỏe của họ.

      Hoàn toàn không cần nâng cao sức khỏe về mặt gân cơ trước rồi mới tập hơi thở, vì ta ko tập thở, mà ta chỉ theo dõi hơi thở tự nhiên nó vậy.
       
    • @honglamsg đạt đến Nimitta kiểu tự nhiên liệu có bị thăng luôn không ?
       
    • @trngo trải nghiệm Nimitta là dấu hiệu đầu tiên của Thiền, khoảng 20-30% số người lần đầu tiên tham gia các khóa Thiền nguyên thủy liên tục trong 10 ngày có thể đạt được trải nghiệm này, cũng không có gì là huyền bí ở đây cả.
    • @honglamsg ý em là có trường hợp nào thăng thiên luôn không ấy
       
    • @trngo Thiền ko làm cho ai thăng thiên cả, nhưng lúc lâm chung nếu hành Thiền thì tái sanh tại cõi tương ứng với cấp độ Thiền mà họ đã chứng đắc hoặc cao nhất là Niết bàn.
       
    • @honglamsg em thấy như này là tâm thoát xác, tưởng là có khả năng thoát luôn nếu tập sai chả hạn
       
    • @trngo chẳng thoát đi được đâu cả vì Thân và Tâm vẫn còn đó, và Thiền là tỉnh giác chứ ko trừu tượng mơ hồ bạn nhé.
       
    • @honglamsg nếu không có một cái ngã thì cái gì tái sanh hả bác? Các cõi giới là tượng trưng cho cảnh giới tâm thức của con người hay như nào bác? E thấy giải thích thong thường trong dân gian mang mầu sắc mê tín quá, mấy ai chứng đc để nói về điều đó đâu?
       
    • @bizvn nghiệp lực tái sanh bạn ạ, đời này như quả bida đang lăn bởi nghiệp lực, khi quả bida va vào quả khác và dừng lại rồi biên mất quả kia sẽ tiếp tục lăn bởi nghiệp lực của quả đầu nhưng ko mang theo chút gì của quả đầu cả.
       
  • @@honglamsg bạn có thể chia sẻ tài liệu hướng dẫn tập Thiền không?
     
    • @rontok trong tất cả các sách mình đã từng đọc, những phương pháp trong các khóa Thiền mình đã từng tham gia dưới sự hướng dẫn của các Thiền sư thì mình thấy tài liệu này là chuẩn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hành, đầy đủ dành cho mọi đối tượng từ người mới cho đến người muốn chứng đắc Niết bàn. Link này có sẵn file pdf, bạn có thể down về bản đầy đủ bằng Tiếng Việt, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bản gốc bằng Tiếng Anh.
      Bản dịch Tiếng Việt: https://thuvienhoasen.org/images/file/Bvf8a5re0QgQAJ9O/thien-theo-cach-phat-day-se-di-den-giai-thoat.pdf
      Bản gốc Tiếng Anh: https://www.amazon.com/Mindfulness-Bliss-Beyond-Meditators-Handbook/dp/0861712757
    • @honglamsg xin cám ơn!
       
    • @honglamsg Mình chưa clik link nhưng cũng cảm ơn bạn. Cách đây khoảng 20 năm cũng từng đạt được cảm giác này. (Hồi đó tập tạch theo cuốn Tự lyện nội công của giáo sư Hàng Thanh). Về sau này mai mê với cơm áo gạo tiền, không tập tành chi nữa. Nay cũng muốn tìm hiểu về thiền để tập mà thấy nhiều phách quá, không biết đâu mà lần. Hy vọng được bạn chia sẻ nhiều hơn
       
  • Xin bác chia sẻ về thời gian, phương pháp thực hành Thiền của bcc?
     
    • @bizvn Giữ giới, hộ trì các căn, chánh niệm tỉnh giác (nền tảng, nguyên nhân, điều kiện của Thiền) thì thực hành mọi lúc mọi nơi, còn hành Thiền thì có thể thực hành sau giờ ăn trưa, sau giờ làm việc buổi chiều (người tu Thiền ko ăn chiều), trước khi đi ngủ hoặc sáng sớm sau khi ngủ dậy. Ngoài ra nếu rảnh rỗi không làm gì thì có thể thực hành bất cứ giờ nào. Tuy nhiên, nên có lịch hành Thiền ổn định. Trong các khóa Thiền liên tục 10, 20 ngày, Thiền sinh có thể ngồi Thiền mỗi ngày 6 thời, 1 thời từ 1,5 đến 2h. Các Thiền sư chứng đắc được Tứ Thiền có thể ngồi Thiền liên tục 1 ngày, 3 ngày, 7 ngày thậm chí 49 ngày mà không cần ăn uống, ngủ nghỉ.
       
    • @honglamsg mình có tìm hiểu(qua) về thiền quán vipassana, và tự thực hành, nhưng lần đầu được nghe đến khái niệm "Nimitta" ,phải chăng có nhiều pháp môn?
       
    • và mong bác chia sẻ có kinh nghiệm nào để đo sự tăng tiến trong thực hành không? Làm sao biết mình đang tăng tiến hay đang lầm lạc để đi tiếp ý. Ví dụ mình thấy phương Tây nó có cái máy đo sóng não, mình còn muốn mua một cri để đo khi minh thiền đầu óc có an tĩnh hay động bao lâu, sóng não của mình đang giảm đến tần số nào, sẽ là một chỉ số cho thực hành tốt.
       
    • @bizvn thiền quán vipassana có 2 cách hiểu: 1. một số người chỉ mới thực hành chánh niệm tỉnh giác và tự cho rằng đó là thiền quán vipassana; 2. những người đã trải nghiệm Nimitta rồi chứng đắc các tầng Thiền định, tâm đã được làm cho sạch sẽ, trong sáng, sau đó dùng tâm sạch sẽ trong sáng đó để quán chiếu, nhận rõ những sự thật, chân lý như nó đang là.

      Cách hiểu 1 ko đc gọi là vipassana hoặc tạm gọi là vipassana khô. Cách hiểu thứ 2 mới dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Nói cách khác thiền quán vipassana không thể tách rời khỏi thiền định, trong đó bước đầu là trải nghiệm nimitta, vì với cái tâm chưa được làm trong sạch, còn ô nhiễm thì có quán bao nhiêu cũng khó mà thấy được sự thật, chân lý. Cái quán đó chỉ mới dừng lại ở mức Chánh niệm tỉnh giác mà thôi.
       
    • @bizvn Để đo sự tăng tiến trong hành Thiền thì đầu tiên bạn phải đạt được dấu hiệu đầu tiên là trải nghiệm Nimitta, sau đó là có 4 tầng Thiền sắc giới; Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, 4 tầng Thiền vô sắc giới là: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và cuối cùng là Niết Bàn. Dấu hiệu, đặc điểm của từng tầng Thiền được mô tả kỹ trong sách dưới đây, bạn có thể tham khảo:
      Bản dịch Tiếng Việt: https://ltus.me/NeN
      Bản gốc Tiếng Anh: https://ltus.me/PP5
    • Cảm ơn bác, tài liệu hay! Và tôi có thể biết được đích tiếp theo của mình rồi.
       
  • Xin thầy cho đôi lời về tác dụng nếu có của Thiền tới khả năng sinh lý của người tập cũng như mức độ thoả mãn của đối tác.
     
    • @thinker mục đích của Thiền không phải là để tác động và khả năng sinh lý của người hành Thiền cũng như mức độ thỏa mãn của đối tác. Tuy nhiên tác động tích cực vào khả năng sinh lý của người tu Thiền cũng như nâng cao mức độ thỏa mãn của đối tác là đáng kể, thậm chí cải thiện rõ rệt, nhưng có thể xem đó là lợi ích phụ, kiểu khuyến mại đi kèm. Đối với sức khỏe cũng vậy. Nếu ai đó bảo tôi hành Thiền vì để có sức khỏe thì chẳng bao giờ trải nghiệm đc Nimitta, vì ko có tâm buông bỏ thì ko trải nghiệm đc Nimitta. Nhưng trải nghiệm được Nimitta và những cái sau đó chắc chắn tốt cho sức khỏe, ta có thể xem đó là lợi ích phụ, một món quà khuyến mại đối với người tu Thiền,
    • @honglamsg vấn đề nó là khuyến mãi e hiểu rồi. Xin thầy nói chi tiết thêm về nội dung gói khuyến mãi này
       
    • @thinker chưa cần Thiền, chỉ cần Chánh niệm tỉnh giác bạn đã có thể trải nghiệm thực tế gói khuyến mại rồi, hãy tự trải nghiệm nhé, ko cần phải mô tả bằng từ ngữ nữa.
       
    • @honglamsg bạch thầy, dù nội dung thầy nói ko sai, nhưng nó giống như ... chưa trả lời vậy.

      Xin thầy kể những​ chứng nghiệm thực tế của thầy về điểm này để hậu bối có niềm tin bước theo.
       
    • @thinker ví dụ bác có con máy tính chạy tầm 1 tuần ko tắt. thấy nó lag lag dật dật. Thiền tầm 30p giống như mới reset lại máy tính ý. ( giai đoạn sơ thiền nó không làm máy tính nhanh). nhưng cũng làm mới các thành phần >>>có thể job tiếp mà ko lag
      giai đoạn thiền sâu hơn thì giống như dọn dẹp, lau chùi lại máy tính; cả phần cứng lẫn phần mềm. gỡ phần mềm rác, lau bụi, v v. >>> có thể job tiếp mà ko lag, ko nóng máy, tốc độ khá hơn
      lưu ý : máy mà tổng thể cấu hình yếu, cũ quá thì chịu. cách nào cũng ko job đạt yêu cầu
      Giai đoạn 3 ( lợi ích đề cập chủ yếu tác động đến tinh thần, trao đổi chất lúc đấy là chạy vô thức theo mặc định hoàn hảo của tự nhiên em chưa chứng đắc.)
  • Bác cho e hỏi về mặt kỹ thuật là làm thế nào để thiền , ví dụ, tay để gì nghĩ gì. E đang định tự tập, cám ơn bác trước
     
    • @knight13 trong tất cả các sách mình đã từng đọc, những phương pháp trong các khóa Thiền mình đã từng tham gia dưới sự hướng dẫn của các Thiền sư thì mình thấy tài liệu này là chuẩn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hành, đầy đủ dành cho mọi đối tượng từ người mới cho đến người muốn chứng đắc Niết bàn. Link này có sẵn file pdf, bạn có thể down về bản đầy đủ bằng Tiếng Việt, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bản gốc bằng Tiếng Anh.
      Bản dịch Tiếng Việt: https://ltus.me/NeN
      Bản gốc Tiếng Anh: https://ltus.me/PP5
       
  • Xin cảm ơn thiền sư honglamsg, xin hỏi 2 điều như sau ạ:
    1. Nếu 1 người đã nắm được nguyên lý, đã biết thiền và trải nghiệm Nimitta, có nghĩa là trong hoàn cảnh nào họ cũng cảm thấy bình an và hạnh phúc phải không ? kể cả họ đang ở tù hoặc ung thư giai đoạn cuối ?

    2. Thiền và tập thiền khó đến mức độ nào ? có điều gì đảm bảo rằng việc tham gia các khóa thiền đều đặn và làm đúng theo sách dạy thì sẽ trải nghiệm được Nimitta hay không ?

    Mong thiền sư honglamsg trả lời giúp ạ
     
    • @tom_jerry Thiền là công cụ giúp làm trong sạch Tâm, không bị ô nhiễm, rồi với Tâm trong sạch đó, người Thiền quán chiếu để thấy được sự thật vô thường, vô ngã, và khổ của vạn vật, để từ đó buông bỏ, không dính mắc mà thoát khổ.

      1. Mức độ bình an và hạnh phúc phụ thuộc vào mức độ tham ái cũng như buông bỏ trong tâm của mỗi cá nhân. Việc luôn cảm thấy bình an và hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh, kể cả ngồi tù hoặc ung thư giai đoạn cuối là có thể đạt được.

      2. Thiền khó hay dễ phụ thuộc vào năng lực buông bỏ của cá nhân, nguyên nhân chính để đạt được thiền thâm sâu và đạt đến những trạng thái mạnh mẽ của tâm chính là khả năng buông bỏ, khả năng từ bỏ.

      3. Nếu thực hành đúng thì không cần phải tham gia nhiều khóa Thiền đều đặn mà chỉ cần trong khóa Thiền (10 ngày trở lên) đầu tiên, bạn đã có thể trải nghiệm Nimitta. Trải nghiệm Nimitta chỉ là dấu hiệu đầu tiên đánh dấu việc bạn bước vào con đường Thiền, chứ chưa phải là cái gì huyền bí, ghê gớm cả.

      Đọc sách và tự thực hành khó đảm bảo việc trải nghiệm Nimitta hơn và càng khó hơn cho những giai đoạn sau, bởi vì các vấn đề liên quan đến Thiền khó diễn đạt qua ngôn ngữ.
       
    • @honglamsg cảm ơn bác rất nhiều !
       
  • Hơi không liên quan nhưng bác cho e hỏi chút ạ. E có quen ông a ông này cũng thiền nhưng ông ấy kể thiền có thể kết nổi tâm linh. Đặc biệt hơn là có lần e nhờ ông ấy xem hộ e mà ổng trong nam e ngoài bắc mà sao ông ấy thiền mà xem được ạ ( em nhờ xem duyên âm). Em k rõ thiền của ổng là sao nếu có liên quan mong bác chỉ giáo ạ
     
  • Thiền để làm gì ?
     
    • @kienech Thiền giúp làm trong sạch Tâm, rồi với cái Tâm trong sạch đó ta quán chiếu và thấy được sự thật, chân lý khách quan của vạn vật. Rồi nhờ Trí tuệ đó ta đạt được cuộc sống an lạc trong hiện tại và trong tương lai. Đỉnh cao là giải thoát.
       
    • @honglamsg thiền để trở về trọn vẹn trong sáng trong giây phút hiện tại thôi! Tương lai ở đâu, làm gì có hả bác...
       
  • Người mới nên đọc cái gì hả bác?
     
  • Em đã thấy câu trả lời phía trên
     
  • Bác cho em hỏi 2 câu:
    1. Ví dụ đạt được cảnh giới Nimitta thì có làm con người giảm bớt ham muốn không, ví dụ ham kiếm tiền, ham gái, ham chịch. Em sợ lỡ tập xong rồi đắc đạo thì thoả mãn đâm ra chán chịt thì tội con vợ
    2. Một người bình thường, tập theo cách thông thường thì trung bình bao lâu có thể đạt được cảnh giới Nimitta vậy bác
     
    • @ko_co_gi 1. Thiền là công cụ giúp làm trong sạch Tâm, không bị ô nhiễm, rồi với Tâm trong sạch, người Thiền quán chiếu để thấy được sự thật, thấy được chân lý khách quan của vạn vật.

      Với Trí tuệ đó, bạn sẽ tự biết nên làm gì là đúng đắn, chắc chắn người sáng mắt thì ra quyết định tốt hơn người mù rồi, bạn không phải lo lắng về điều đó.

      Nếu bạn chưa xuất gia, vẫn muốn sống với vợ con, gia đình, thì kết quả của hành Thiền sẽ giúp cho cuộc sống gia đình của bạn hạnh phúc, an lạc hơn.

      Riêng về chuyện với vk, bạn có thể tham khảo khái niệm "chịt trong chánh niệm"

      2. Nếu thực hành đúng thì không cần phải tham gia nhiều khóa Thiền đều đặn mà chỉ cần trong khóa Thiền (10 ngày trở lên) đầu tiên, bạn đã có thể trải nghiệm Nimitta. Trải nghiệm Nimitta chỉ là dấu hiệu đầu tiên đánh dấu việc bạn bước vào con đường Thiền, chứ chưa phải là cái gì huyền bí, ghê gớm cả.

      Đọc sách và tự thực hành khó đảm bảo việc trải nghiệm Nimitta hơn và càng khó hơn cho những giai đoạn sau, bởi vì các vấn đề liên quan đến Thiền khó diễn đạt qua ngôn ngữ.
       
    • @honglamsg 10 ngày mà trãi nghiệm được thì quá ok bác ạ. Dù bác nói nó chưa là gì ghê gớm nhưng nó giúp củng cố lòng tin về điều đang làm thì quá tốt rồi. Em sẽ thử
       
    • @ko_co_gi thống kê thực tế cho thấy: 20-30% số người tham gia có thể trải nghiệm Nimitta trong lần đầu tiên tham gia Khóa Thiền 10 ngày trở lên, điều đó không đảm bảo chính bạn sẽ trải nghiệm được Nimitta đâu nhé, vì có thể bạn sẽ rơi vào số 70-80% còn lại.
       
  • Chúng ta có thể dùng một thí dụ dễ hiểu về trái quít và trái sầu riêng. Nếu có người nào chưa từng nếm quít hay sầu riêng, thì dù cho bạn mô tả các thứ đó bằng bao nhiêu hình tượng, bạn cũng không thể diễn tả được các thứ trái cây đó thực sự chúng ra sao. Bạn chỉ có thể giúp người kia có kinh nghiệm sống, thực chứng về hai trái cây đó. Bạn không thể nói: “Sầu riêng ư, nó giống như mít hay đu đủ.” Bạn không thể nói gì như khi người ta ăn trái sầu riêng. Sầu riêng nó vượt qua tất cả các ý niệm. Trái quít cũng vậy. Khi bạn chưa từng ăn trái quít, thì dù cho người kia thương bạn cách mấy, cố gắng giúp bạn cách mấy cũng không diễn tả được hương vị trái quít ra sao. Thực tại của trái quít vượt lên trên tất cả mọi ý niệm. Niết Bàn cũng vậy. Đó là một thực tại vượt qua các ý niệm. Chỉ vì ta có ý niệm về Niết bàn mà ta đau khổ. Phải thực chứng, phải tự kinh nghiệm, đó là con đường phải đi.

    Muốn biết mùi vị của quýt ? Hãy bắt đầu bóc đi 500 anh em. Đừng ngắm và đừng hỏi nữa. ăn rồi sẽ thấy nó thực sự ngon. Thiền cũng vậy
  • Một hành giả hỏi lão hòa thượng: “Trước khi đắc Đạo, ngài làm gì?"
    Lão hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm”.
    Hành giả hỏi: “Vậy đắc Đạo rồi thì sao?”
    Lão hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm”.
    Hành giả lại hỏi: “Vậy thế thì có gì khác với lúc chưa đắc Đạo?”
    Lão hòa thượng: “Trước khi đắc đạo, khi đốn củi thì lo lắng đến gánh nước, lúc gánh nước lại nghĩ chuyện nấu cơm; đắc Đạo rồi, đốn củi thì cứ đốn củi, gánh nước thì là gánh nước, nấu cơm thì cứ nấu cơm”.
    >>> Đại Đạo chí giản chí dị, tâm giản dị chính là Đạo.

    Trạng thái đạt đạo rồi có phải là như đang thiền không? Em vẫn còn lấn cấn về câu hỏi này?

    https://ltus.me/Srn
     
    • @nguyenbaopc Trạng thái bạn nêu trong nội dung trên là "Chánh niệm tỉnh giác", trạng thái Thiền không liên quan đến các hoạt động hàng ngày vì trong trạng thái Thiền: thân, ý nghĩ, 5 giác quan hoàn toàn vắng mặt.
       
    • @honglamsg mình có 2 câu hỏi:

      1. Khi mới bắt đầu thiền, thường sẽ định vào hơi thở, làm sao chuyển từ hơi thở qua trạng thái buông bỏ vắng mặt các giác quang như bạn nói? Mình có lúc làm được có lúc không,

      2. Làm sao để tác dụng của thiền kéo dài ra cuộc sống hằng ngày? Làm sao để tâm mình ko loạn khi gặp chuyện tình cảm, chuyện công ty? Hay là cứ thiền rồi tự khắc nó đến?
       
    • @nguyenbaopc 1. việc chuyển đổi đó tự nhiên nó vậy, đến lúc nó sẽ chuyển, ko cần phải nóng vội, càng nóng vội càng khó.
      2.Vừa phải có Thiền, vừa phải Chánh niệm tỉnh giác. Ngoài ra nên nghiên cứu thêm kinh điển (ko cần quá nhiều) để làm nền tảng chánh kiến, chánh tư duy. Sống có chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Tóm lại là kết hợp cả Giới, Định, Tuệ.
       
Viết bình luận mới
Website liên kết