Avatar's trangfun24h

Ghi chép của trangfun24h

Tất tần tật về bệnh giun đũa ở lợn mán

Với phương thức chăn thả, lợn mán dễ bị giun sán ký sinh ở đường ruột. Chúng bám vào đường ruột và hút dưỡng chất khiến l" target="_blank" rel="nofollow">https://lonmanhoabinh.com/">lợn mán trở nên còi cọc, chậm lớn. Tuy là bệnh phổ biến nhưng bệnh này có phương thức phòng và chữa hết sức đơn giản.

https://lonmanhoabinh.com/wp-content/uploads/2017/08/benh-giun-dua-tren-lon-man-1-300x225.jpg">

class="MsoNormal">Đặc điểm cấu tạo và cách thức gây bệnh

Giun ký sinh trong đường ruột lợn mán có màu trắng ngà, đầu và đuôi hơi thon nhọn, thân tròn và có hình dáng giống chiếc đũa. Con cái dài có kích thước khoảng 20 – 30 cm. Trứng của giun đũa có hình dạng bầu dục với vỏ dày. Còn con đực lại nhỏ hơn con cái, đầu có 3 môi, đuôi thường cong về phía mặt bụng.

Giun đũa có địa bàn phân bố rộng rãi và gây bệnh ở mọi lứa tuổi của lợn mán. Đặc biệt với lợn mán từ 3 đến 6 tháng tuổi, bệnh gây thiết hại nặng nề nhất. Con đường để giun đũa xâm nhập vào bên trong lợn mán là qua thức ăn, nước uống hoặc môi trường sinh sống bẩn.

Đặc điểm vòng đời

Giun ký sinh phát triển trực tiếp mà không cần ký chủ trung gian. Đến tuổi trưởng thành, giun cái đẻ trứng ở ruột non sau đó trứng ra ngoài theo phân. Số lượng trứng mà giun cái đẻ là rất nhiều, từ 100.000 – 200.000 trứng/con/ngày. Khi ra ngoài và gặp điều kiện thuận lợi, trứng sẽ phát triển thành phôi thai. Khi lợn ăn phải thức ăn nhiễm phôi thai này, ấu trùng sẽ được giải phóng. Sau đó ấu trùng giun đũa từ mạch máu di chuyển đến tim, gan, phổi, khí quản, lên hầu rồi trở lại đường ruột và phát triển thành giun trưởng thành.

>>> Xem thêm: Một số mô hình nu" target="_blank" rel="nofollow">https://lonmanhoabinh.com/ky-thuat-nuoi-lon-man-nuoi-thit/">nuôi lợn mán hiệu quả

Triệu chứng của bệnh

Khi ấu trùng còn nằm trong phổi, nó sẽ gây làm lợn mán bị viêm phổi, chảy nước mũi, ho, rối loạn đường tiêu hóa, tiêu chảy. Tác hại kinh khủng mà giun đũa gây nên là: lấy dưỡng chất, dây tắc ruột và tiết ra độc tố gây hại cho lợn.

Do giun đũa ký sinh hút thức ăn của lợn nên làm lợn trở nên còi cọc, yếu ớt dần dần gầy trơ xương.

– Cung cấp thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh

– Thường xuyên dọn dẹp máng ăn, máng uống

– Vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Phân lợn được tập trung vào một nơi và tiến hành ủ sinh học

– Đối với lợn mán nái cần tiến hành tẩy giun trước khi đẻ 10 – 15 với thuốc Piperazine. Liều lượng dùng cho lợn là từ 200 – 300 mg/kg cân nặng. Nếu sử dụng Levamisole dùng liều 1ml/6 kg cân nặng, Mebendazole dùng liều 20mg/kg cân nặng còn Dichlorvos 200mg/kg cân nặng.

Với những chia sẻ trên đây, bà con đã biết cách đẩy lùi bệnh giun đũa trên lợn mán. Nếu bà con cần những tư vấn về các bệnh khác, hãy liên hệ với trang trại Hòa Bình. Bằng kinh nghiệm chăn nuôi lợn mán, chúng tôi sẽ giúp bà con trong việc bảo vệ l" target="_blank" rel="nofollow">https://lonmanhoabinh.com/lon-man-giong/">lợn mán giống khỏi các dịch bệnh.

2414 ngày trước · Bình luận · Loan tin
·  

0 bình luận

Viết bình luận mới
Website liên kết