Avatar's trangfun24h

Ghi chép của trangfun24h

Kiến thức về lợn mán nái mang thai và sinh con

Đa số các hộ chăn nuôi lợn mán trên thị trường hiện nay đều có đầu tư cả lợn mán nái và lợn mán đực để về tự phối giống hoặc nếu không thì là thụ tinh nhân tạo cho lợn mán nái sinh sản tại nhà mình, như vậy thì chi phí đầu vào cho lứa lợn sau sẽ rẻ hơn. Tuy nhiên không phải bà con nào cũng am hiểu về quá trình mang thai cũng như sinh sản của lợn mán nái. Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trên trong bài viết này nhé.

https://lonmanhoabinh.com/wp-content/uploads/2017/11/cach-phong-va-dieu-tri-benh-bai-liet-cho-lon-man-nai-1.jpg" src="https://lonmanhoabinh.com/wp-content/uploads/2017/11/cach-phong-va-dieu-tri-benh-bai-liet-cho-lon-man-nai-1.jpg" alt="Lợn mán nái mang thai và sinh con" >

Lợn rừng mang thai bao lâu?

Sau quá trình phối giống khoảng 2 -3 ngày sẽ xác định được lợn có đậu thai hay không vì khi có thai thì lợn cái không động dục nữa. Thời gian lợn mán nái mang thai là từ 112-117 ngày tùy thuộc vào thể trạng cũng như lứa sinh của lợn. Thời gian thai nhi phát triển trong bụng mẹ mỗi con lợn mán con sẽ được nằm trong một màng bọc riêng và cũng nhau lớn lên, hấp thụ dưỡng chất của lợn mẹ, nên trong giai đoạn này bạn cần cung cấp chế độ dinh dưỡng khoa học, tiêu chuẩn cho lợn mán nái.

Sau khi sinh con khoảng 5-6 ngày lợn mán nái đã có biểu hiện động dục lại nhưng khá mờ nhạt do phải tập trung cho con bú và chăm sóc con. Thời gian này tốt nhất nên hạn chế cho lợn mán nái và lợn mán đực chung gian chuồng.

Tập tính thay đổi khi sinh con của lợn mán

Nếu là ở môi trường hoang dã, trước ngày sinh, lợn mán nái thường tự tách bầy, bới đất tìm chỗ làm tổ để đẻ. Chúng thường lựa chọn là nơi khuất, hạn chế ánh sáng, tĩnh mịch, ấm áp và khá kín đáo rồi tự mình sinh con và đi kiếm ăn nuôi con đến khi con có thể tự tìm đồ ăn.

Theo bản năng tự vệ, lợn con có thể đứng lên ngay sau khi đẻ nhưng chân và móng yếu nên cần nền đất có cỏ để gây lực ma sát cho lợn con đứng vững sau khi sinh.

Lợn mán nái khá hung dữ sau sinh nhưng chúng nuôi và dạy con rất khéo, thường cho đàn con đi theo để học tập tìm kiếm thức ăn, cách dũi đất và cách tránh kẻ thù.

Lợn mán nái có thể nhận ra con mình dù trong đàn đông nên nếu có lợn mán con lạc đàn vào sẽ bị cắn chết, kể cả lợn mẹ đó thừa vú.

Nắm bắt các tập tính này, khi nuôi lợn mán nái bà con cần tạo môi trường yên tĩnh, không thay đổi dụng cụ, người chăm sóc trong quá trình sinh nở và chăm con của lợn.

Chúc bà con chăn nuôi thành công!

2309 ngày trước · Bình luận · Loan tin
·  

0 bình luận

Viết bình luận mới
Website liên kết